Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

60 năm - Phan Đình Phùng họp mặt

Gần một đời người...

Năm 1952 ra đi từ mái trường Phan Đình Phùng náu mình dưới chân ngọn Tùng Lĩnh, bên bờ dòng sông La, những chàng trai cô gái ra đi ...hòa nhập muôn phương...Và hôm nay, 60 năm sau tìm về với nhau để nhắc lại một thời sôi nổi, một thời hồn nhiên, một thời xây bao mộng ước. Những mái đầu xanh nay đều bạc trắng, nhưng gặp nhau bỗng lại dạt dào cảm xúc  của thời hoa niên, thời tươi đẹp không bao giờ trở lại.


 








Ánh dương chiều trời xế, sáng mai lại về đàng đông,
Cánh hoa phù dung héo. sang xuân lại về tràn màu hồng.
Đời người ta có khác, xin đừng phí tháng ngày đi:
Tuổi xuân qua, đã qua không bao giờ trở về! 

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Thuở ấy...

THUỞ ẤY…

Nhìn thấy trước nhu cầu bức thiết của việc đào tạo một lớp cán bộ trí thức nòng cốt – những cỗ máy cái – chuẩn bị cho việc mở rộng đào tạo nhân lực có trình độ cao phục vụ cho đất nước sau này, trong điều kiện cả nước đang có chiến tranh ác liệt, đầu tháng 02/1950 khi gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Moskva (Liên Xô cũ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị phía Trung Quốc giúp đỡ, tìm một nơi có điều kiện, hoàn cảnh gần tương đồng với Việt Nam lúc đó, xây dựng một cơ sở giáo dục đào tạo thanh thiếu niên tiến đến đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản nhằm tạo chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai bậc đào tạo đại học ở Việt Nam ngay khi tiếng súng chấm dứt. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nhận lời và hứa hẹn: "Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam". Ngay sau đó Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp chỉ thị cho Tỉnh Ủy Quảng Tây (sau này là Khu tự trị Choang) tích cực chuẩn bị thành lập một Khu học xá Trung ương của Việt Nam lấy tên là Dục tài học hiệu – Nhà trường nuôi dưỡng tài năng.
Đầu năm 1951, chỉ có một số lớp Tiểu học, Trung  học Phổ thông, tiếp nhận một số nhỏ con em cán bộ, bộ đội, phần lớn đang công tác tại Việt Bắc, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt không có điều kiện học tập. Trường tạm đặt tại làng Tâm Hư, một thị tứ nhỏ bé hẻo lánh và nghèo nàn trong tỉnh Quảng Tây cách thành phố Nam Ninh chừng 10 km, là nơi sinh sống của người dân tộc Choang, đời sống của nhân dân địa phương còn rất khó khăn, lạc hậu. Đây là vùng mới được giải phóng và đang phải tiến hành việc truy lùng tiễu phỉ - 60 vạn tàn quân Quốc dân đảng ẩn náu trong dãy Thập vạn đại sơn – cho nên điều kiện sinh hoạt của người dân trong vùng còn rất khổ cực, thiếu thốn mọi mặt. Trung Quốc cũng mới ra khỏi cuộc nội chiến đẫm máu, đất nước còn vô vàn khó khăn... Ban đầu, các học viên học trong những nhà tranh vách đất, ở trong những lều bạt mới được dựng lên tạm bợ. Lớp học không có bàn ghế, mỗi học viên được phát một tấm bảng con làm bàn (kê lên đầu gối để viết) và một chiếc ghế đẩu nhỏ vừa để ngồi học, vừa để ăn cơm, hội họp hoặc xem phim... Bảng viết của giáo viên thì được ghép từ những tấm ván rồi phết sơn đen. Khó khăn là thế, song tinh thần học tập anh chị em học viên đều nghiêm túc, với quyết tâm thu nhận, tích lũy kiến thức để phụng sự Tổ quốc. 



Học viện dân tộc Khu tự trị Choang - Quảng Tây - Ảnh 2008

Cuối năm 1951 sang 1952-53, Chính phủ Trung Quốc cho xây dựng một Khu học xá qui mô rất lớn ở ngoại thành Nam Ninh – thủ phủ Quảng Tây làm cơ sở cho Dục Tài học hiệu (ngày nay là cơ sở của Trường Học viện dân tộc Quảng Tây). Dục tài học hiệu – tên tiếng Việt là Khu học xá Trung ương - được sự đảm bảo mọi mặt quản lý về hậu cần, tài chính… của một cơ quan gọi là Tổng Vụ Khoa do Tỉnh ủy, chính quyền và Bộ Giáo dục Quảng Tây cử ra, để độc lập quản lý toàn dịên về mặt chuyên môn và tổ chức, Trung ương Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục Việt Nam cử Thầy Võ Thuần Nho (Em trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà giáo lâu năm có kinh nghiệm và có uy tín) làm Giám đốc Khu học xá Trung ương.
Sang năm 1952 tại Khu Học xá Trung ương  ngoài 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học (cấp II và cấp III) trên cơ sở các trường Thiếu nhi ở Tâm Hư chuyển về, có thêm 1 trường Sư phạm sơ cấp (đào tạo giáo viên tiểu học), 1 trường Sư phạm trung cấp (đào tạo giáo viên cấp II), 1 trường dạy tiếng Trung với 2 ban: Ban Phiên dịch và Ban Sư phạm và đặc biệt có thêm 1 lớp Khoa học cơ bản. Lớp KHCB chỉ đào tạo trong 1 năm, sau đó một số về nước công tác trong một số ngành khoa học và công nghệ như khí tượng thủy văn, quân giới v..v.. một số được giữ lại bồi dưỡng tiếp để phục vụ công tác tại chỗ (một số nhà giáo và nhà khoa học như: Nguyễn Đinh Tứ, Nguyễn Hoàng Phương, Đinh Ngọc Lân… và nhiều người khác nữa đều xuất thân từ lớp KHCB này). Năm 1953, qui mô đào tạo bậc đại học được mở rộng với việc thành lập trường Sư phạm Cao cấp do Thầy Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng, với hai lớp Sư Cao Toán Lý và Sư Cao Hóa Vạn, chọn lọc một số học sinh trong nước đã tốt nghiệp Tú tài, Dự bị đại học hoặc Phổ thông Trung học – qua Bổ túc - thời gian đào tạo là 2 năm.




Đoàn quân áo xanh từ Nam Ninh về "tiếp quản" Hà Nội
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Pa-ri được ký kết, Thầy và Trò trường Sư phạm cao cấp được lệnh gấp rút hoàn thành chương trình đào tạo để kịp thời về nước nhận nhiệm vụ trước ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng 10/10/1955. Hơn 100 thầy trò đi tầu hỏa từ Nam Ninh về Bằng Tường rồi lên xe tải bít bùng chở sang Đồng Đăng. Đến Đồng Đăng thì chuyển sang  các xe Molotova của bộ đội chạy thẳng một lèo về Hà Nội.  Về đến Hà Nội mới được biết là toàn bộ sinh viên tốt nghiệp sẽ chưa phân công công tác ngay mà được giữ lại học thêm 1 năm chuẩn bị cho nhiệm vụ đặc biệt (!?). Sinh viên Sư cao Toán Lý cũ chia làm hai, một số sang ngành Vật lý còn lại cùng với một vài sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm và Cử nhân khoa học (trong nội thành cũ) hình thành LỚP TOÁN III.
Số chuyển từ Sư cao Toán Lý về có 19 người:
1.      Lê Khắc Bảo
2.      Hoàng Ngọc Cầu
3.      Lê Minh Châu
4.      Đinh Nho Chương
5.      Kim Cuông
6.      Tô Xuân Dũng
7.      Phạm Dự
8.      Nguyễn Đình Hiền
9.      Nguyễn Trọng Nhuận
10.  Lê Thiện Phố
11.  Lê Phương
12.  Đoàn Quỳnh
13.  Phan Thanh Quang
14.  Lê San
15.  Thái Thanh Sơn
16.  Lại Đức Thịnh
17.  Nguyễn Văn Thiêm
18.  Trần Mậu Thưởng
19.  Nguyễn Đình Trí
Từ Dự bị đại học Thanh Hóa ra có 2 người:
1.      Trần Văn Hãn
2.      Nguyễn Hồ Quỳnh
Cộng thêm vào là 5 người từ Trường Đại học sư phạm và Đại học khoa học thuộc Viện Đại học Hà Nội (trong vùng tạm chiếm cũ):
1.      Tạ Văn Đĩnh
2.      Nguyễn Thừa Hợp
3.      Phan Bá Ngọc
4.      Nguyễn Mỹ Quý
5.      Hoàng Công Tín
(Thực ra dự học ở Toán III  còn có Nguyễn Bác Văn sau này ra công tác sớm và Phạm Hoàng Khương không tốt nghiệp cùng khóa với anh em khác)

                                 
Viện Đại học Hà Nội - 1955
Chương trình đào tạo ở lớp này thật là “mềm dẻo”, chủ yếu là “có Thầy nào thì học môn đó”!  Thầy Lê Văn Thiêm dạy Hàm biến phức và các biến hình bảo giác, may mắn về Hà Nội Thầy lại được bạn cũ ở Đức gửi về cho mấy quyển sách và mấy bản tóm tắt luận án của Thầy: thế là đưa luôn vào nội dung dạy – Thầy cầm cuốn Nevanlinna bằng tiếng Đức, vừa dịch vừa giảng, anh em phải cố mà “Hiểu nha!” – nhưng rồi đến lúc thi thật sự là thi vì theo quan điểm của Thầy thì “Mỗi bài toán phải là một sáng tạo nhỏ!” Có một vài kỷ niệm vui vui với Thầy Lê Văn Thiêm mà chắc không ai có thể quên. Thầy thường dịch các bài tập trong sách – rất nhiều – ra cho anh em về tự làm và ít khi chữa bài, vì theo quan niệm của Thầy thì tìm bài tập khó ra cho học trò là nhiệm vụ của Thầy còn làm bài là nhiệm vụ của trò. Có lần có bài khó quá, các đại cao thủ trong lớp đều bí, đến lớp hỏi Thầy, Thầy xem một lúc rồi thản nhiên trả lời:”Mình cũng chưa tìm được cách giải. À mà Toán thì cũng phải có bài mình không giải được chứ sao!”. Thế là thua! Thầy Ngụy Như Kontum dạy Cơ học thuần lý (Mécanique rationnelle), dân Toán vốn không ham Vật lý, cho dù là “thuần túy lý thuyết” đi chăng nữa! giọng Huế của Thầy lại ậm ừ buồn buồn, ngồi nghe chao ôi là cực! (Than ôi cái thân tôi lại vinh dự làm cán sự môn học của Thầy!). Thích nhất là được học môn Phép tính Vi tích phân – Calcul différentiel et intégral - với Thầy Nguyễn Thúc Hào. Nếu ở Thầy Lê Văn Thiêm ta học được tác phong nghiên cứu khoa học say mê, nghiêm túc, kiên trì thì ở Thầy Nguyễn Thúc Hào điểm nổi bật là phương pháp sư phạm. Quả là một bậc đại sư: học Thầy về nội dung khoa học một phần nhưng về phong cách và phương pháp sư phạm thì đến 3 phần! Cuối tiết học, Thầy vừa vứt mẩu phấn vụn, chấm dứt câu tổng kết cuối cùng thì tiếng kẻng báo giờ vừa vang lên: nhìn lên bảng còn nguyên một bản tóm tắt gọn gàng sạch sẽ. Anh nào có học qua Thầy chắc chắn sau này dù đi dạy hoặc đi báo cáo thuyết trình đều thấy ngay là có chịu ảnh hưởng của Thầy trong phương pháp trình bày, diễn đạt. Thầy Ngô Thúc Lanh dạy củng cố về Đại số học (trong Kurosh) còn Thầy Nguyễn Cảnh Toàn thì đưa anh em cùng Thầy phiêu lưu vào Hình học xạ ảnh, một ngành học xương xẩu nhưng rất lý thú, là hướng nghiên cứu mà chỉ mấy năm sau Thầy đã khai thác rất thành công cho các luận văn Kandidat rồi Doktor Nauk của Thầy. Một môn học cũng được anh em rất lưu tâm là môn Tiếng Nga. Tất cả anh em trong lớp đều có trình độ tiếng Pháp từ khá đến giỏi và rất giỏi nên phần nhiều đều sử dụng tài liệu học tiếng Nga qua tiếng Pháp – Le Russe pour les Francais. Người hướng dẫn là anh Trần Thống, một giáo viên Tiếng Nga tuy học và tốt nghiệp tại Trung quốc (Anh Thống được học với Bà giáo người Nga chính cống, vợ của Lý Lập Tam) nhưng anh là người rất năng động nên cũng gây nhiều hứng thú cho anh em, do đó kết quả không tệ: Nghe và nói thì có anh còn khó khăn nhưng đọc và viết thì tất cả đều Otlitshno! Còn lại thì tự phát rủ nhau tổ chức những séminaires lục tìm sách vở mà thuyết trình thảo luận với nhau. Có anh dở hơi đến mức như cặp Đinh Nho Chương và Thái Thanh Sơn, vớ được quyển Bài tập giải tích của Demidovitch hơn 4 nghìn bài, thế mà dám cược nhau làm từ đầu đến cuối, 1 anh làm bài số chẵn 1 anh làm bài số lẻ, xem đến khi nào có anh bỏ cuộc?  Thư viện Đại học quốc gia, thư viện khoa học, thư viện Viện Đại học hồi đó quả là kho báu vật đối với anh em Toán III. Hiệu sách ngoại văn Tràng Tiền hồi đó bỗng có một loạt khách hàng quen đặt mua sách Toán – có khi cứ mua chịu đến kỳ lĩnh học bổng mới trả vẫn được. Quen đến mức ít lâu sau cô bán sách Việt kiều Thái Lan xinh đẹp của cửa hàng đã chuyển hộ khẩu về nhà anh lớp trưởng đẹp zai Nguyễn Đình Hiền, cầu thủ bóng rổ, bóng chuyền xuất sắc của đội bóng Viện Đại học Việt nam (từng vào chung kết giải Vô địch Bóng rổ quốc gia – Miền Bắc - lần đầu tiên sau giải phóng, gặp đội Thể công sừng sỏ!)
Tháng 6 năm 1956 lớp Toán III tốt nghiệp và ngay trong lễ tốt nghiệp, Vụ trưởng Vụ Đại học và THCN là Giáo sư Hồ Đắc Di đã thông báo phân công công tác luôn cho cả khóa 25 người:
1.      Nguyễn Thừa Hợp      : về Đại học khoa học (sau này về ĐH Tổng hợp)
2.      Lại Đức Thịnh             : nt -  (sau này về ĐH SP Hà Nội)
3.      Đoàn Quỳnh               : nt -  ( sau này về ĐHSP)
4.      Nguyễn Đình Hiền      : về ĐH nông lâm
5.      Nguyễn Trọng Nhuận : nt –
6.      Lê Phương                  : về Hải Phòng
7.      Trần Mậu Thưởng       : nt
8.      Phan Thanh Quang     : về Hà Nội
9.      Lê Khắc Bảo               : về Nam Định
10.  Lê San                         : về Trung cấp sư phạm trung ương
11.  Hoàng Ngọc Cầu        : về trường Bổ túc văn hóa quân đội
12.  Phạm Đức Dự             : về Văn phòng Bộ Giáo dục
13.  Tạ Văn Đĩnh               : về Đại học Bách khoa (khi đó chưa thành lập!)
14.  Nguyễn Đình Trí         : nt –
15.  Kim Cuông                 : nt –
16.  Trần Văn Hãn             : nt – (lâu về sau chuyển vào Sài gòn)
17.  Tô Xuân Dũng            : nt –
18.  Nguyễn Hồ Quỳnh      : nt –
19.  Nguyễn Mỹ Quý         : nt –
20.  Phan Bá Ngọc             : nt –
21.  Hoàng Công Tín         : nt –
22.  Thái Thanh Sơn          : nt –
23.  Lê Minh Châu             : nt – (sau về Học viện Tài chính kế toán)
24.  Đinh Nho Chương       : nt – (sau về Đại học sư phạm)
25.  Lê Thiện Phố              : nt – (sau về UB Khoa học Nhà nước)
(Anh Nguyễn Văn Thiêm không theo học với lớp đến cuối cùng mà 6 tháng trước đã về dạy ở Chu Văn An)

    Còn nhớ một câu nói “kỷ niệm của Cụ Di mà chắc anh em nhớ suốt đời. Khi đọc quyết định phân công, trong quyết định ghi chức danh của anh em được bổ nhiệm là “trợ lý giảng dạy” – chắc là dịch chữ assistant của tiếng Pháp. Tất cả anh em đều thắc mắc:”Tại sao lại gọi là trợ lý? Trợ lý cái gì? Trợ lý cho ai? Nếu gọi là trợ giảng thì phải có ai là giảng viên để chúng tôi trợ chứ. Đằng này một Bộ môn từ trên xuống dưới toàn anh em chúng tôi thì sao lại trợ???” Bây giờ ngẫm lại thì thấy chuyện cũng không có gì lớn nhưng hồi đó anh em ức lắm, làm rất to chuyện…Cụ Di phán luôn một câu :”Si vous voulez être quelqu’un, soyez d’abord quelque chose!” – Các anh muốn mình là AI, thì trước hết mình phải là CÁI GÌ đã-  Thật là sôi tiết! Nhưng rồi cũng qua đi. Về sau, các nhà quản lý đưa ra cái danh hiệu rất “vô thưởng vô phạt” là cán bộ giảng dạy – Tuyệt vời chưa? Danh hiệu này thế mà được chính thức sử dụng đến mấy chục năm đấy, mãi đến khi có điều lệ chức danh giảng viên đại học mới bỏ.


Đây! Đông dương học xá, tiền thân của Đại học Bách khoa Hà Nội,
khi chúng tôi về nó là thế này đây!



           Các bác về mọi nơi , nói chung đã có “mảnh đất cắm dùi”, tức là “có Trường” rồi. Riêng 13 anh (chắc con số 13 xui xẻo) có quyết định về ĐH Bách khoa thì QĐ đề ngày 01/7/1956 nhưng ngày thành lập trường ĐH Bách khoa lại là ngày 15/10/1956 kia! Trường lúc đó chưa có Ban Giám hiệu, chưa có cả văn phòng v..v.. chỉ có một “Ban Tổ chức trường Đại học  và chuyên nghiệp Bách khoa” và mấy gian nhà tập thể ở khu Đông dương học xá cũ…
Ừ nhỉ, thế mà gần nửa thế kỷ trôi qua rồi đấy!
Hôm nay, mở trang Blog này, trông toán quân già đếm thiếu những ai???

Hàng sau: Hoàng Công Tín*, Tô Xuân Dũng*, Nguyễn Đình Trí, Thái Thanh Sơn, Kim Cương, Lâm Khải Bình (về thay Đinh Nho Chương từ 1957)
Hàng trước: Lê Thiện Phố, Trần Xuân Hãn, Nguyễn Mỹ Quý, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh*, Lê Minh Châu*
Vắng mặt: Phan Bá Ngọc
Đội Bách khoa hiện đã đếm thiếu: Tô Xuân Dũng, Lê Minh Châu, Hoàng Công Tín, Nguyễn Hồ Quỳnh và Phan Bá Ngọc
- Năm 2020 - 2021 thiếu thêm: Nguyễn Mỹ Quý, Tạ Văn Đĩnh

-----------------
DANH SÁCH LỚP SƯ CAO TOÁN LÝ (1953 – 1955)
(QUẢNG TÂY DỤC TÀI HỌC HIỆU  – Khu học xá Trung ương Nam Ninh)

 1.Châu Diêu Ái                                                   2.Lê Khc Bạc                               3.Lê Khc Bảo                                                   4.Ngô Văn Bưu                                     5.Trần Đăng Cát                                                 6.Hoàng Ngọc Cầu 
7 Nguyễn Xuân Chánh                                       8.Lê Minh Châu                     9.Nguyễn Chi                                                    10. Đinh Nho Chương          
11 Nguyễn Minh Chương                                    12.Kim   Cuông                               13 Đinh Ngọc Cử                                                14. Hoàng Doanh          
15.Tô Xuân Dũng                                               16.Phạm   Dự                            17.Đinh Văn Dương                                            18.Đào Nguyên Vọng Đức.      19.Nguyên Đình Hiền                                          20.Trân Quang Hoa        
21.Đăng Xuân Hoài (nữ duy nhất)                        22.Nguyễn Mậu Khai                    23.Nguyễn Ngọc Khuê                                        24.Pham Hoàng Khương         
25. Hoàng Kỳ                                                     26.Đào  Luyện                 
27.Trân Văn Nghĩa                                             28.Nguyên Phú Nhuận     
29.Nguyên Trọng Nhuận                                     30.Lê Thiện Phố                 
31.Lê Phương                                                     32.Phan Thanh Quang             
33. Lê   Quất                                                      34.Nguyễn Quỳ                        35.Đoàn Quỳnh                                                  36.Bùi Ngọc Quỳnh           
37.Lê   San                                                         38.Thái Thanh Sơn                  
39. Lê Băng Sương                                              40. Dương Đình Thanh             41.Phan Văn Thích                                             42.Nguyễn Văn Thiêm        
43.Bùi Lê Thiện                                                  44.Lại Đức Thịnh                       45.Hoàng Hữu Thư                                            46.Đào Đình Thức                   
47. Trần Mậu Thưởng                                         48.Nguyên Đình Trí             49.Nguyên Bá Triêm                                           50.Phạm Viết Trinh      .                  51 .Phạm Trung Trực                                         52. Trần Sĩ Túy                 
53.Ngô văn Vượng                                             54. Bùi Xuyên