Chủ nhật, ngày 12 tháng tám năm 2012
Nhớ giọng ca Nana Mouscouri...
Có nhiều nhiều đêm trên đỉnh Mangarivohitra Faravohitra tôi đã thức trọn với ca khúc này!
Chủ nhật, ngày 18 tháng mười hai năm 2011
Lointains souvenirs...
LES NUITS D'HIVERS DE TANANARIVE
Jamais, jamais on ne peut oublier de ce longues nuits d'hivers dans la Maison Jaune sur les flancs de Mangarivohitra-Faravohitra...on estait noyé dans la brume extérieure et pire, dans la solitude intérieure...seules les merveilleuses mélodies de Nana Mouscouri et de Mireille Mathieu devenaient le paisible abri que l'on puisse trouver.
Được đăng bởi Vitayson vào lúc 09:27 Không có nhận xét nào:
QUẨY NÓNG! QUẨY NÓNG DÒN ĐÊ!
Quẩy nóng dòn…Có lẽ hiếm có bạn sinh viên nào trong chúng ta chưa từng thưởng thức qua hương vị của chiếc quẩy nóng dòn.
Dầu cháo quẩy đê! Thật là tuyệt: Buổi sáng dậy, thể dục một vòng, tắm rửa xong ngồi đối diện một tô phở bò tái đỏ hồng hoặc phở gà ta vàng ươm mà lại kèm thêm mấy chiếc quẩy nóng ròn tan thì thật là …nè, nước bọt ứa ra rồi đây nè…
Mà chẳng cần phải là phở, chỉ một tô cháo lòng, cháo tiết hay là ngay cả chỉ bát cháo trắng với mấy cọng hành xanh hay gói mì tôm rẻ tiền, nhưng cắt thêm vào mươi khoanh quẩy, thậm chí không có cả phở cả mì, cả cháo mà mấy chiếc quẩy chấm với tương ớt thôi thì cũng đã thành một bữa điểm tâm thanh đạm mà tuyệt vời với “giai cấp sinh viên” quanh năm viêm màng túi mãn tính.
Còn đối với người Tầu - người hiện ở Trung Hoa đại lục, ở Đài Loan đã đành mà ngay cả các chú Tầu, chúChệt, chú Khách tha phương cầu thực khắp năm châu trên trái đất – thì món điểm tâm kinh điển buổi sang là : Dìu théo và tâu cheng - Dầu cháo quẩy và sữa đậu nành: Món ăn vừa đủ chất bổ dưỡng vừa thanh đạm phù hợp cho mọi lứa tuổi, mà lại rẻ tiền!
Ôi Dầu cháo quẩy thật là tuyệt vời!
Thế nhưng món ăn đó xuất xứ từ đâu? Tại sao lại gọi nó là Quẩy (gọi tắt) hay Dầu cháo quẩy (tên gọi đầy đủ) ?
Nhiều người từng viếng thăm đất Hàng Châu xinh đẹp của Trung Hoa, chí ít thì cũng đã từng nghe hai câu ca ngợi cảnh đẹp thơ mộng của Tô Châu, Hàng Châu:
Trên trời có cảnh Thiên đàng
Hạ giới có cảnh Tô, Hàng nhị Châu
Hàng Châu có vô vàn thắng cảnh nhưng du khách đã đến Hàng Châu ai cũng nhất thiết phải đến một địa chỉ đã trở thành thiêng liêng trong tâm linh người Trung quốc : Đó là Nhạc vương miếu – miếu thờ Nhạc Phi, một võ tướng trung trinh báo quốc thời Nam Tống.
Nhạc vương miếu - Hàng Châu
Tượng vợ chồng Tần Cối và Vương thị quỳ trước mộ Nhạc Phi
Nhạc Phi sinh ngày 15 tháng 2 năm Sùng Ninh thứ 2 (1103) thời Tống Huy Tông, bị hại ngày 29 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141) đời Tống Cao Tông, hưởng dương 39 tuổi. Ông sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam. Tổ tiên họ Nhạc làm nghề nông, cha Nhạc Phi là Nhạc Hòa tính tình đôn hậu, sống tằn tiện để hay giúp đỡ người nghèo khó. Nhạc Phi lúc nhỏ sống điềm đạm ít nói, siêng năng làm lụng, cố gắng học hành, yêu thích sách binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, được tiếng là "vô địch trong vùng".
Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu xâm lấn xuống phía Nam, người dân Trung Quốc phải chịu giày xéo dưới gót giày xâm lược của quân Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Năm Tuyên Hoà thứ 4 (1122), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân.
Chẳng bao lâu, nước Kim dấy lên diệt nước Liêu rồi thừa thắng tràn vào quan ải rầm rộ xâm lăng Bắc Tống. Quân Kim dùng thiết kỵ nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ vương triều Bắc Tống bị giày xéo, Bắc Tống sụp đổ hoàn toàn.Vua Cao Tông tháo chạy về phương Nam . lập nên Triều Nam Tống.
Năm Kiến Viêm thứ 4 (1130), tướng Kim là Ngột Truật cất đại quân vượt sông Trường Giang đánh Tống, thế như vũ bão, quân Tống tháo chạy hoảng hốt. Nhạc Phi lúc đó là một tướng nhỏ, cầm binh tiến quân đến Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), đánh quân Kim thua trận rồi tiếp tục truy kích, giành thêm chiến thắng ở trấn Giang Đông, Thanh Thuỷ. Nhạc Phi thu hồi được Kiến Khang, bảo toàn được nửa mảnh giang sơn Giang Nam của Nam Tống. Lúc này Nhạc Phi chỉ mới có trong tay 4 vạn quân, mà lien tiếp đánh bại hang chục vạn kỵ binh Kim thiện chiến, trở thành danh tướng kháng Kim oai danh bốn phương, khi tuổi đời mới tròn 27.
Sau khi thu phục được Kiến Khang, Nhạc Phi chuyển quân sang đánh các vùng như Giang Tây, Hồ Nam, Lưỡng Quảng và Phúc Kiến, bình định diệt trừ các đám quân thảo khấu, củng cố được chính quyền Nam Tống. Để khen thưởng cho chiến công của Nhạc Phi, Tống Cao Tông đã cho thêu bốn chữ lớn trên nền cờ "Nhạc Phi tận trung" để tưởng thưởng, lại thăng Nhạc Phi làm Tri sứ tỉnh Giang Tây. Nhưng Nhạc Phi vẫn chưa hài lòng, ông không quên khôi phục Trung Nguyên, đã nhiều lần dâng sớ yêu cầu Bắc phạt, nhưng bọn nịnh thần trong triều phần thì e ngại uy tín Nhạc Phi ngày càng quá lớn phần thì âm mưu câu kết với quan Kim nên nhất quyết ngăn trở Tống Cao Tông chấp nhận.
Nhưng triều đình Nam Tống đớn hèn lại đem thắng lợi của Nhạc Phi làm vốn xin hoà với người Kim. Khi quân Nhạc Phi đang thắng như chẻ tre thì tể tướng gian thần Tần Cối – đã bí mật thông đồng với quân Kim - trong một ngày liên tiếp cho phát đi 12 lệnh kim bài triệu hồi Nhạc Phi.
Người Kim vốn hận Nhạc Phi đến tận xương tuỷ, đã cấu kết với Tần Cối, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Tống Cao Tông đã điều Nhạc Phi đi làm Khu mật phó sứ để tước bỏ hết binh quyền của ông. Ngày 25 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141), Nhạc Phi và con trai của mình, Nhạc Vân, bị gian thần Tần Cối cùng vợ là Vương Thị mời đến dự tiệc rồi đánh thuốc độc chết tại đình Phong Ba thuộc Đại lý tự Lâm An.
Hơn hai mươi năm sau, Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ Vương tước cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, ban hiệu là Trung Liệt. Năm Thuần Hy thứ 6 (1179) ban thụỵ là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm Gia Định thứ 4 (1211) phong tước vị là Ngạc vương và cũng thường tôn xưng là Nhạc vương – Nhạc Vũ mục.
Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Trung Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở Tây Hà, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm.
Ở bên bờ hồ Tây ở Hàng Châu. có một toà Ngạc vương miếu nguy nga. Người ta cũng tạc tượng cặp vợ chồng gian thần Tần Cối, Vương thị,đúc thành tượng sắt quỳ trước Ngạc vương, bị người Trung Quốc nguyền rủa
Người dân Trung hoa khi đến tế lễ, trước khi vào miếu thờ Nhạc Phi, ai cũng đến đạp vào mình hoặc dùng dao sắt bổ vào đầu tượng vợ chồng Tần Cối mà nguyền rủa: “Bỏ chúng mày vào vạc dầu.”
Cạnh miếu có nhà hang bánh bán đồ ăn điểm tâm cho khách đến lễ đền, thường chỉ có món sữa đậu nành và bánh tiêu :- một loại bánh bột mì rán phồng trong dầu. Thấy tình cảm của khách lễ đền đối với Nhạc Phi đồng thời cũng thấy lòng căm ghét của họ đối với vợ chồng Tần Cối, Ông hàng bánh nghĩ ngay ra một chiêu Marketing tuyệt diệu: Thay vì nặn từng chiếc bánh tiêu lớn, ông ta nặn hai thỏi bột nhỏ mà dài, xoắn lại với nhau đem rán và đặt cho loại bánh mới này cái tên là : DU TẠC CỐI – nghĩa là “Tần Cối bị nấu trong vạc dầu”, hai chiếc bánh xoắn nhau bỏ vào chảo dầu tượng trưng cho cảnh hai vợ chồng Tần Cối xuống địa ngục bị nấu trong vạc dầu –“ăn bánh Du tạc Cối là tỏ lòng biết ơn công đức của Nhạc Phi và căm ghét vợ chồng Tần Cối.”
Bánh mới cũng ngon như bánh tiêu xưa, có chăng dòn hơn tí chút vì hai thỏi bánh nhỏ nên thấm đầu nhiều hơn, dòn hơn chiếc bánh tiêu to trước đây. Nhưng chủ yếu là khách hàng thấy ý nghĩa quá hay nên ai ai cũng ăn, đến miếu Nhạc vương mà không ăn bánh Du tạc Cối thì coi như chưa thật sự có lòng thành với Nhạc vương! Một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy chốc mà loại bánh Du tạc Cối lan khắp đất nước Trung Hoa và rồi cả những đất nước xa xôi có người Trung quốc di trú.
Những người Hoa Kiều vào Việt Nam từ mấy trăm năm về trước đã đem theo và phổ biến cái món điểm tâm Du tạc Cối đó – đọc theo âm Tiếng Bắc kinh là Díu cha quay, theo âm Quảng Đông là Dầu cháo quẩy và trở thành món QUẨY mà chúng ta ăn ngày nay!!!
Vitayson sưu tầm
Chủ nhật, ngày 25 tháng tư năm 2010
Quẩy nóng dòn đê!
QUẨY NÓNG! QUẨY NÓNG DÒN ĐÊ!
Quẩy nóng dòn…Có lẽ hiếm có bạn sinh viên nào trong chúng ta chưa từng thưởng thức qua hương vị của chiếc quẩy nóng dòn.
Dầu cháo quẩy đê! Thật là tuyệt: Buổi sáng dậy, thể dục một vòng, tắm rửa xong ngồi đối diện một tô phở bò tái đỏ hồng hoặc phở gà ta vàng ươm mà lại kèm thêm mấy chiếc quẩy nóng ròn tan thì thật là …nè, nước bọt ứa ra rồi đây nè…
Mà chẳng cần phải là phở, chỉ một tô cháo lòng, cháo tiết hay là ngay cả chỉ bát cháo trắng với mấy cọng hành xanh hay gói mì tôm rẻ tiền, nhưng cắt thêm vào mươi khoanh quẩy, thậm chí không có cả phở cả mì, cả cháo mà mấy chiếc quẩy chấm với tương ớt thôi thì cũng đã thành một bữa điểm tâm thanh đạm mà tuyệt vời với “giai cấp sinh viên” quanh năm viêm màng túi mãn tính.
Còn đối với người Tầu - người hiện ở Trung Hoa đại lục, ở Đài Loan đã đành mà ngay cả các chú Tầu, chúChệt, chú Khách tha phương cầu thực khắp năm châu trên trái đất – thì món điểm tâm kinh điển buổi sang là : Dìu théo và tâu cheng - Dầu cháo quẩy và sữa đậu nành: Món ăn vừa đủ chất bổ dưỡng vừa thanh đạm phù hợp cho mọi lứa tuổi, mà lại rẻ tiền!
Ôi Dầu cháo quẩy thật là tuyệt vời!
Thế nhưng món ăn đó xuất xứ từ đâu? Tại sao lại gọi nó là Quẩy (gọi tắt) hay Dầu cháo quẩy (tên gọi đầy đủ) ?
Nhiều người từng viếng thăm đất Hàng Châu xinh đẹp của Trung Hoa, chí ít thì cũng đã từng nghe hai câu ca ngợi cảnh đẹp thơ mộng của Tô Châu, Hàng Châu:
Trên trời có cảnh Thiên đàng
Hạ giới có cảnh Tô, Hàng nhị Châu
Hàng Châu có vô vàn thắng cảnh nhưng du khách đã đến Hàng Châu ai cũng nhất thiết phải đến một địa chỉ đã trở thành thiêng liêng trong tâm linh người Trung quốc : Đó là Nhạc vương miếu – miếu thờ Nhạc Phi, một võ tướng trung trinh báo quốc thời Nam Tống.
Nhạc vương miếu - Hàng Châu
Tượng vợ chồng Tần Cối và Vương thị quỳ trước mộ Nhạc Phi
Nhạc Phi sinh ngày 15 tháng 2 năm Sùng Ninh thứ 2 (1103) thời Tống Huy Tông, bị hại ngày 29 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141) đời Tống Cao Tông, hưởng dương 39 tuổi. Ông sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam. Tổ tiên họ Nhạc làm nghề nông, cha Nhạc Phi là Nhạc Hòa tính tình đôn hậu, sống tằn tiện để hay giúp đỡ người nghèo khó. Nhạc Phi lúc nhỏ sống điềm đạm ít nói, siêng năng làm lụng, cố gắng học hành, yêu thích sách binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, được tiếng là "vô địch trong vùng".
Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu xâm lấn xuống phía Nam, người dân Trung Quốc phải chịu giày xéo dưới gót giày xâm lược của quân Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Năm Tuyên Hoà thứ 4 (1122), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân.
Chẳng bao lâu, nước Kim dấy lên diệt nước Liêu rồi thừa thắng tràn vào quan ải rầm rộ xâm lăng Bắc Tống. Quân Kim dùng thiết kỵ nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ vương triều Bắc Tống bị giày xéo, Bắc Tống sụp đổ hoàn toàn.Vua Cao Tông tháo chạy về phương Nam . lập nên Triều Nam Tống.
Năm Kiến Viêm thứ 4 (1130), tướng Kim là Ngột Truật cất đại quân vượt sông Trường Giang đánh Tống, thế như vũ bão, quân Tống tháo chạy hoảng hốt. Nhạc Phi lúc đó là một tướng nhỏ, cầm binh tiến quân đến Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), đánh quân Kim thua trận rồi tiếp tục truy kích, giành thêm chiến thắng ở trấn Giang Đông, Thanh Thuỷ. Nhạc Phi thu hồi được Kiến Khang, bảo toàn được nửa mảnh giang sơn Giang Nam của Nam Tống. Lúc này Nhạc Phi chỉ mới có trong tay 4 vạn quân, mà lien tiếp đánh bại hang chục vạn kỵ binh Kim thiện chiến, trở thành danh tướng kháng Kim oai danh bốn phương, khi tuổi đời mới tròn 27.
Sau khi thu phục được Kiến Khang, Nhạc Phi chuyển quân sang đánh các vùng như Giang Tây, Hồ Nam, Lưỡng Quảng và Phúc Kiến, bình định diệt trừ các đám quân thảo khấu, củng cố được chính quyền Nam Tống. Để khen thưởng cho chiến công của Nhạc Phi, Tống Cao Tông đã cho thêu bốn chữ lớn trên nền cờ "Nhạc Phi tận trung" để tưởng thưởng, lại thăng Nhạc Phi làm Tri sứ tỉnh Giang Tây. Nhưng Nhạc Phi vẫn chưa hài lòng, ông không quên khôi phục Trung Nguyên, đã nhiều lần dâng sớ yêu cầu Bắc phạt, nhưng bọn nịnh thần trong triều phần thì e ngại uy tín Nhạc Phi ngày càng quá lớn phần thì âm mưu câu kết với quan Kim nên nhất quyết ngăn trở Tống Cao Tông chấp nhận.
Nhưng triều đình Nam Tống đớn hèn lại đem thắng lợi của Nhạc Phi làm vốn xin hoà với người Kim. Khi quân Nhạc Phi đang thắng như chẻ tre thì tể tướng gian thần Tần Cối – đã bí mật thông đồng với quân Kim - trong một ngày liên tiếp cho phát đi 12 lệnh kim bài triệu hồi Nhạc Phi.
Người Kim vốn hận Nhạc Phi đến tận xương tuỷ, đã cấu kết với Tần Cối, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Tống Cao Tông đã điều Nhạc Phi đi làm Khu mật phó sứ để tước bỏ hết binh quyền của ông. Ngày 25 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141), Nhạc Phi và con trai của mình, Nhạc Vân, bị gian thần Tần Cối cùng vợ là Vương Thị mời đến dự tiệc rồi đánh thuốc độc chết tại đình Phong Ba thuộc Đại lý tự Lâm An.
Hơn hai mươi năm sau, Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ Vương tước cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, ban hiệu là Trung Liệt. Năm Thuần Hy thứ 6 (1179) ban thụỵ là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm Gia Định thứ 4 (1211) phong tước vị là Ngạc vương và cũng thường tôn xưng là Nhạc vương – Nhạc Vũ mục.
Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Trung Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở Tây Hà, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm.
Ở bên bờ hồ Tây ở Hàng Châu. có một toà Ngạc vương miếu nguy nga. Người ta cũng tạc tượng cặp vợ chồng gian thần Tần Cối, Vương thị,đúc thành tượng sắt quỳ trước Ngạc vương, bị người Trung Quốc nguyền rủa
Người dân Trung hoa khi đến tế lễ, trước khi vào miếu thờ Nhạc Phi, ai cũng đến đạp vào mình hoặc dùng dao sắt bổ vào đầu tượng vợ chồng Tần Cối mà nguyền rủa: “Bỏ chúng mày vào vạc dầu.”
Cạnh miếu có nhà hang bánh bán đồ ăn điểm tâm cho khách đến lễ đền, thường chỉ có món sữa đậu nành và bánh tiêu :- một loại bánh bột mì rán phồng trong dầu. Thấy tình cảm của khách lễ đền đối với Nhạc Phi đồng thời cũng thấy lòng căm ghét của họ đối với vợ chồng Tần Cối, Ông hàng bánh nghĩ ngay ra một chiêu Marketing tuyệt diệu: Thay vì nặn từng chiếc bánh tiêu lớn, ông ta nặn hai thỏi bột nhỏ mà dài, xoắn lại với nhau đem rán và đặt cho loại bánh mới này cái tên là : DU TẠC CỐI – nghĩa là “Tần Cối bị nấu trong vạc dầu”, hai chiếc bánh xoắn nhau bỏ vào chảo dầu tượng trưng cho cảnh hai vợ chồng Tần Cối xuống địa ngục bị nấu trong vạc dầu –“ăn bánh Du tạc Cối là tỏ lòng biết ơn công đức của Nhạc Phi và căm ghét vợ chồng Tần Cối.”
Bánh mới cũng ngon như bánh tiêu xưa, có chăng dòn hơn tí chút vì hai thỏi bánh nhỏ nên thấm đầu nhiều hơn, dòn hơn chiếc bánh tiêu to trước đây. Nhưng chủ yếu là khách hàng thấy ý nghĩa quá hay nên ai ai cũng ăn, đến miếu Nhạc vương mà không ăn bánh Du tạc Cối thì coi như chưa thật sự có lòng thành với Nhạc vương! Một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy chốc mà loại bánh Du tạc Cối lan khắp đất nước Trung Hoa và rồi cả những đất nước xa xôi có người Trung quốc di trú.
Những người Hoa Kiều vào Việt Nam từ mấy trăm năm về trước đã đem theo và phổ biến cái món điểm tâm Du tạc Cối đó – đọc theo âm Tiếng Bắc kinh là Díu cha quay, theo âm Quảng Đông là Dầu cháo quẩy và trở thành món QUẨY mà chúng ta ăn ngày nay!!!
Vitayson sưu tầm
Được đăng bởi Qingshan vào lúc 9:51:00 CH Không có nhận xét nào:
Thứ hai, ngày 09 tháng hai năm 2009
CHÈ XANH XỨ NGHỆ
CHÈ XANH XỨ NGHỆ
Thị trường thế giới và Việt Nam đã và đang tràn ngập hàng chục ngàn thương hiệu trà - trong bài này ta chỉ nói đến thứ trà /chè sử dụng chủ yếu nguyên liệu từ lá cây chè một loại cây có tên khoa học là Camellia sinensis, họ Chè, THEACEAE. Nào là (chè) trà Tầu hay trà “xanh” - Trung quốc, Nhật bản, Đài loan, HongKong, Singapore...và tất nhiên là Việt Nam rồi trà đen Ceylan (SriLanka), Assam, trà Nga, trà Anh, trà sữa ngựa, sữa dê của người Turkestan, Uzbekistan...
Tuy cách chế biến có thể hòan tòan khác nhau, tạo ra những sản phẩm có hương vị, tác dụng khác nhau nhưng tất cả các loại trà/chè đó đều dử dụng búp chè non, sấy ủ và cho lên men theo những qui trình, bí quyết khác nhau.
Gần đây, thị trường Việt Nam rộ lên quảng cáo các loại Trà xanh Không độ, Trà xanh Wonderfarm, Trà xanh mật ong Pure green ...nghe giới thiệu là sử dụng lá chè xanh thiên nhiên không qua lên men.
Tuy nhiên tất cả các loại chè, các thương hiệu chè ấy đều là loại trà “quý tộc” ở một khía cạnh nào đó không thể nào so sánh được với cái thứ “nác chè xanh vừa lành vừa mát” đã gắn bó với hàng trăm thế hệ của người nông dân Việt Nam.
Những đêm mùa hè, nếu có dịp ghé lại một thôn xóm vùng Xứ Nghệ (Nghệ Tĩnh) quê tôi các bạn sẽ được chứng kiến - và có thể tham dự - một loại hình sinh hoạt thôn xóm rất độc đáo. Khỏang 9 - 10 giờ đêm nghe tiếng gọi qua bờ rào : “Mời Ông, Bà ....sang uống nác mới” . Và thế là từ các cụ già, các ông bà sồn sồn đến lũ trẻ em kéo nhau sang nhà chủ nhân - người đã đi quanh xóm thông báo lời mời. (Tôi có chú ý thấy đám thanh niên 18, 20 thường ít tham dự những buổi uống nước chè như thế này). Ai mời ? Tập hợp uống nước ở nhà ai? - Hoàn toàn không có qui định nào cả! Nhưng thông thường, không phải ai cũng có thể đứng ra mời mà phần nhiều là các gia đình “có vai vế” trong xóm luân phiên nhau đứng ra “đăng cai” những buổi uống nước như vậy. Buổi uống nước như là một buổi sinh hoạt câu lạc bộ hòan tòan tự nguyện, chủ nhà có rổ khoai luộc mang ra “chiêu đãi”, khách đến tham dự có mớ lạc, mấy bắp ngô luộc cũng có thể mang sang mời bà con. Và quanh nồi nước chè xanh trên bếp lửa hồng chuyện trò trên trời dưới đất râm ran mãi đến khuya khi tàn ấm nước.
Ở những xã vùng bán sơn địa xứ Nghệ, vườn tược rộng rãi, hầu như nhà nào cũng có một khỏanh vườn trồng chè. Nhà miệt dưới, đất đai chật hẹp hơn thì dọc bờ rào từ cổng vào nhà thường cũng trồng hai hàng chè xanh để tự cung cấp một phần cho nhu cầu gia đình.
Chè xanh sử dụng nguyên lá chè loại “bánh tẻ” không già quá, uống có vị quá chat nhưng cũng không non quá vị không đậm và không “được nước".
Thị trường thế giới và Việt Nam đã và đang tràn ngập hàng chục ngàn thương hiệu trà - trong bài này ta chỉ nói đến thứ trà /chè sử dụng chủ yếu nguyên liệu từ lá cây chè một loại cây có tên khoa học là Camellia sinensis, họ Chè, THEACEAE. Nào là (chè) trà Tầu hay trà “xanh” - Trung quốc, Nhật bản, Đài loan, HongKong, Singapore...và tất nhiên là Việt Nam rồi trà đen Ceylan (SriLanka), Assam, trà Nga, trà Anh, trà sữa ngựa, sữa dê của người Turkestan, Uzbekistan...
Tuy cách chế biến có thể hòan tòan khác nhau, tạo ra những sản phẩm có hương vị, tác dụng khác nhau nhưng tất cả các loại trà/chè đó đều dử dụng búp chè non, sấy ủ và cho lên men theo những qui trình, bí quyết khác nhau.
Gần đây, thị trường Việt Nam rộ lên quảng cáo các loại Trà xanh Không độ, Trà xanh Wonderfarm, Trà xanh mật ong Pure green ...nghe giới thiệu là sử dụng lá chè xanh thiên nhiên không qua lên men.
Tuy nhiên tất cả các loại chè, các thương hiệu chè ấy đều là loại trà “quý tộc” ở một khía cạnh nào đó không thể nào so sánh được với cái thứ “nác chè xanh vừa lành vừa mát” đã gắn bó với hàng trăm thế hệ của người nông dân Việt Nam.
Những đêm mùa hè, nếu có dịp ghé lại một thôn xóm vùng Xứ Nghệ (Nghệ Tĩnh) quê tôi các bạn sẽ được chứng kiến - và có thể tham dự - một loại hình sinh hoạt thôn xóm rất độc đáo. Khỏang 9 - 10 giờ đêm nghe tiếng gọi qua bờ rào : “Mời Ông, Bà ....sang uống nác mới” . Và thế là từ các cụ già, các ông bà sồn sồn đến lũ trẻ em kéo nhau sang nhà chủ nhân - người đã đi quanh xóm thông báo lời mời. (Tôi có chú ý thấy đám thanh niên 18, 20 thường ít tham dự những buổi uống nước chè như thế này). Ai mời ? Tập hợp uống nước ở nhà ai? - Hoàn toàn không có qui định nào cả! Nhưng thông thường, không phải ai cũng có thể đứng ra mời mà phần nhiều là các gia đình “có vai vế” trong xóm luân phiên nhau đứng ra “đăng cai” những buổi uống nước như vậy. Buổi uống nước như là một buổi sinh hoạt câu lạc bộ hòan tòan tự nguyện, chủ nhà có rổ khoai luộc mang ra “chiêu đãi”, khách đến tham dự có mớ lạc, mấy bắp ngô luộc cũng có thể mang sang mời bà con. Và quanh nồi nước chè xanh trên bếp lửa hồng chuyện trò trên trời dưới đất râm ran mãi đến khuya khi tàn ấm nước.
Ở những xã vùng bán sơn địa xứ Nghệ, vườn tược rộng rãi, hầu như nhà nào cũng có một khỏanh vườn trồng chè. Nhà miệt dưới, đất đai chật hẹp hơn thì dọc bờ rào từ cổng vào nhà thường cũng trồng hai hàng chè xanh để tự cung cấp một phần cho nhu cầu gia đình.
Chè xanh sử dụng nguyên lá chè loại “bánh tẻ” không già quá, uống có vị quá chat nhưng cũng không non quá vị không đậm và không “được nước".
Có hai cách “pha chè”.
* Trong những buổi hội họp người ta nấu nước chè trong các nồi bộng - loại nồi to bằng đất nung mỏng tang của làng Chợ Bộng. Chọn kỹ lá chè không sâu không rách, vò qua ( không vò nát quá ) rồi khi nước sôi già thì bỏ lá chè vào. Chờ khi sôi lại, dung gáo dừa vớt lớt bọt nổi bên trên đổ đi và nhấn chìm lá chè xuống cho sôi thêm 15 - 20 phút thì hạ lửa xuống cho sôi liu riu và múc nước đổ ra bát: đấy là nước một hay nước mộc. Đổ thêm một lượt nước lã, đun lửa nhỏ cho đến khi sôi lại một lúc là được nước hai, đây mới là nước ngon nhất - nước cốt. Những nhà “có” ở vùng có trồng mía thường mang mật mía ( loại mật tự sản xuất, không thể cô lại thành đường phên, đường bánh) ra mời bà con ai thích thì cho thêm một vài thìa nhỏ cho “dậy mùi” và nghe nói là còn có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh gỉ bệnh gì ấy! Hết nước nhì, có thể pha thêm nước lã để đun sôi uống nước ba ( nước này thường được nói trong câu ví : Chè hâm lại, Gái ngủ trưa ). Bã chè vớt ra rổ, nhiều thì phơi khô để dành nấu nước tắm trẻ em chống lở ghẻ, rửa tay sau khi làm cá làm mực, hay tắm chữa ghẻ cho trâu bò.
Nấu cơm còn có thể đun rơm đun rạ nhưng nấu nước chè tươi thì tối kỵ vì nước sẽ bị “oi khói”. Người ta thường dung củi sim củi mua củi “đuôi chồn” là các loại cây bụi mọc hoang ở sườn đồi ven rừng , về sau này có thể dung củi bạch đàn nhưng tốt nhất là dung gốc tre. ( Hàng năm sau khi đẵn tre vườn để dung hay bán, cuối năm người ta thường đào gốc tre lấy chỗ cho măng mọc, gốc tre tích trữ lại là một loại chất đốt rất quý để nấu bánh tét hoặc thỉnh thỏang đun nước chè)
Nước chè xanh không uống trong chén trong tách mà dùng bát đàn, một loại bát sành men thô, lớn hơn bát ăn cơm một chút, người uống vừa thổi vừa sì sụp húp vòng quanh. Hồi tôi còn bé còn có loại bát sành mộc chuyên dung uống nước chè gọi là cái “gùa” nhưng về sau này không thấy đâu có nữa, có lẽ không ai sản xuất.
Hương chè tươi ngát và nồng nàn, không loại trà tàu nào sánh được, hít một hơi hương chè tươi ta cảm thấy như mình đang đứng giữa thiên nhiên phóng khóang. Mùi hương đó có tác dụng kích thích con người ta hoạt bát tươi tỉnh hẳn lên : chuyện “trạng” ra ào ào suốt đêm tỉnh như sao. Chè tươi cũng có vị chat, uống vào dư vị ngòn ngọt mãi không hết, ăn củ khoai lang - nhất là khoai lùi - hay “sang hơn” cắn miếng kẹo Cu Đơ rồi làm ngụm chè tươi thì tưởng như không còn mỹ vị nào trên đời hơn được.
Cái tục lệ đêm đêm cả xóm tụ tập uống chè tươi âu cũng là một tập tục làm gắn bó tình làng nghĩa xóm, làm cho những người con xứ Nghệ dù đi đâu, ở đâu chân trời góc biển xa quê hàng chục năm trời cũng không bao giờ quên được niềm vui giản dị của quê hương.
* Trong những buổi hội họp người ta nấu nước chè trong các nồi bộng - loại nồi to bằng đất nung mỏng tang của làng Chợ Bộng. Chọn kỹ lá chè không sâu không rách, vò qua ( không vò nát quá ) rồi khi nước sôi già thì bỏ lá chè vào. Chờ khi sôi lại, dung gáo dừa vớt lớt bọt nổi bên trên đổ đi và nhấn chìm lá chè xuống cho sôi thêm 15 - 20 phút thì hạ lửa xuống cho sôi liu riu và múc nước đổ ra bát: đấy là nước một hay nước mộc. Đổ thêm một lượt nước lã, đun lửa nhỏ cho đến khi sôi lại một lúc là được nước hai, đây mới là nước ngon nhất - nước cốt. Những nhà “có” ở vùng có trồng mía thường mang mật mía ( loại mật tự sản xuất, không thể cô lại thành đường phên, đường bánh) ra mời bà con ai thích thì cho thêm một vài thìa nhỏ cho “dậy mùi” và nghe nói là còn có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh gỉ bệnh gì ấy! Hết nước nhì, có thể pha thêm nước lã để đun sôi uống nước ba ( nước này thường được nói trong câu ví : Chè hâm lại, Gái ngủ trưa ). Bã chè vớt ra rổ, nhiều thì phơi khô để dành nấu nước tắm trẻ em chống lở ghẻ, rửa tay sau khi làm cá làm mực, hay tắm chữa ghẻ cho trâu bò.
Nấu cơm còn có thể đun rơm đun rạ nhưng nấu nước chè tươi thì tối kỵ vì nước sẽ bị “oi khói”. Người ta thường dung củi sim củi mua củi “đuôi chồn” là các loại cây bụi mọc hoang ở sườn đồi ven rừng , về sau này có thể dung củi bạch đàn nhưng tốt nhất là dung gốc tre. ( Hàng năm sau khi đẵn tre vườn để dung hay bán, cuối năm người ta thường đào gốc tre lấy chỗ cho măng mọc, gốc tre tích trữ lại là một loại chất đốt rất quý để nấu bánh tét hoặc thỉnh thỏang đun nước chè)
Nước chè xanh không uống trong chén trong tách mà dùng bát đàn, một loại bát sành men thô, lớn hơn bát ăn cơm một chút, người uống vừa thổi vừa sì sụp húp vòng quanh. Hồi tôi còn bé còn có loại bát sành mộc chuyên dung uống nước chè gọi là cái “gùa” nhưng về sau này không thấy đâu có nữa, có lẽ không ai sản xuất.
Hương chè tươi ngát và nồng nàn, không loại trà tàu nào sánh được, hít một hơi hương chè tươi ta cảm thấy như mình đang đứng giữa thiên nhiên phóng khóang. Mùi hương đó có tác dụng kích thích con người ta hoạt bát tươi tỉnh hẳn lên : chuyện “trạng” ra ào ào suốt đêm tỉnh như sao. Chè tươi cũng có vị chat, uống vào dư vị ngòn ngọt mãi không hết, ăn củ khoai lang - nhất là khoai lùi - hay “sang hơn” cắn miếng kẹo Cu Đơ rồi làm ngụm chè tươi thì tưởng như không còn mỹ vị nào trên đời hơn được.
Cái tục lệ đêm đêm cả xóm tụ tập uống chè tươi âu cũng là một tập tục làm gắn bó tình làng nghĩa xóm, làm cho những người con xứ Nghệ dù đi đâu, ở đâu chân trời góc biển xa quê hàng chục năm trời cũng không bao giờ quên được niềm vui giản dị của quê hương.
* Một cách uống chè xanh thứ hai, giống như kiểu uống chè xanh miền Bắc thường sử dụng trong các gia đình : người ta hãm chè chứ không nấu chè. Chọn lá chè ( thường non hơn chè tươi nấu một chút), vò nhẹ cho hơi dập lá, cho vào ấm tích rồi ủ vào giỏ. Giỏ tích thường đan bằng tre, có lớp lót bong để giữ nhiệt độ. Miền biển người ta dung vỏ quả dừa khô, cưa một phần làm nắp nạo hết ruột bên trong giữ lại phần xơ để làm giỏ tích, nhiều giỏ tích bằng vỏ dừa trang trí nghệ thuật rất công phu. Nước chè hãm trong ấm tích có thể để dành uống cả ngày, hết lại cho nước sôi vào uống được hai ba nước: Ăn cơm xong. Làm bát nước chè, khách khứa vào nhà, với cái ấm tích rót bát nước làm đầu câu chuyện...
Ngày nay, công nghiệp hóa, bao nhiêu cách chế biến mới, bao nhiệu thương hiệu chè xanh ra đời. Khoa học hiện đại nghiên cứu ra bao nhiêu là tác dụng của chè xanh, chè tươi, nào là chống ung thư (!), nào là giảm Cholesterol v..v..các nhãn hiệu trà xanh “trở về với thiên nhiên” quảng cáo khắp nơi.
Nhưng trong lòng những kẻ tha hương như tôi không bao giờ quên được những buổi uống nước chè đơn sơ mộc mạc ngày xưa. Quả thực uống chè tươi ngày ấy đối với dân Xứ Nghệ chúng tôi - miền đất nghèo sỏi đá phơi dưới gió Lào - là một phương thuốc bổ tinh thần vô giá: không biết có chống được ung thư, có giảm được cholesterol hay không nhưng rõ ràng nó là phương thuốc tăng lực, tăng ý chí cho những người con dân xứ Nghệ trên mọi nẻo đường???
Ngày nay, công nghiệp hóa, bao nhiêu cách chế biến mới, bao nhiệu thương hiệu chè xanh ra đời. Khoa học hiện đại nghiên cứu ra bao nhiêu là tác dụng của chè xanh, chè tươi, nào là chống ung thư (!), nào là giảm Cholesterol v..v..các nhãn hiệu trà xanh “trở về với thiên nhiên” quảng cáo khắp nơi.
Nhưng trong lòng những kẻ tha hương như tôi không bao giờ quên được những buổi uống nước chè đơn sơ mộc mạc ngày xưa. Quả thực uống chè tươi ngày ấy đối với dân Xứ Nghệ chúng tôi - miền đất nghèo sỏi đá phơi dưới gió Lào - là một phương thuốc bổ tinh thần vô giá: không biết có chống được ung thư, có giảm được cholesterol hay không nhưng rõ ràng nó là phương thuốc tăng lực, tăng ý chí cho những người con dân xứ Nghệ trên mọi nẻo đường???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét