Con người từ khi sinh ra trên đời cho đến khi về cùng đất Mẹ, mấy ai chỉ sống trong chỉ một mái nhà, nhất là những kẻ sinh ra và lớn lên trong thời tao loạn với hàng chục năm binh lửa, với 3, 4 lần chế độ đổi thay... nhưng con người là con người - và chỉ là con người - nếu không bao giờ quên mọi mái nhà xưa và những người cùng sống dưới những mái nhà đó dù chỉ qua một thời gian ngắn ngủi. Hãy cùng vào đây gặp gỡ, những ai đã cùng tôi chung sống trong những mái nhà xưa ấy!
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
Lễ mừng sinh nhật GS THÁI THANH SƠN
Các thế hệ thầy và trò FITHOU
Kính mừng sinh nhật thầy Thái Thanh Sơn!
Cuối năm 1955, một đoàn ÁO XANH tràn về Thủ đô, nhanh chóng chiếm lĩnh các Trường Đại học |
Mái nhà xưa ấy...Đông dương học xá, nơi đã gắn bó với tôi hơn nửa thế kỷBốn cỗ đình xưa vênh váo mốcMột đền Cụ Dạn đứng lom khom... |
Lễ mừng thọ 80 GS THÁI THANH SƠNấm cúng trong mái nhà xưa Đại học Bách khoa
Gia đình vui vầy: Hạnh phúc lớn nhất |
PGS Trần thị Lan Hương thay mặt các thế hệ đồng nghiệp và học trò
tặng GS THÁI THANH SƠN bó hoa tươi
tặng GS THÁI THANH SƠN bó hoa tươi
Khóa Hùng vương 1952...hơn 60 năm rồi lại về đây
Những "đệ tử thân yêu"
TS Lê Văn Thanh, Viện trưởng ĐH Mở Hà Nội (Cháu ngoại LEO nhảy Gangnam Style)
TS Trương Tiến Tùng, người "hai lần" là học trò gắn bó (và vẫn là LEO)
TS Trương Tiến Tùng, người "hai lần" là học trò gắn bó (và vẫn là LEO)
GS-TS Nguyễn Thanh Thủy, người thích "tự nhận" là học trò thân thiết
Đại tá, PGS-TS Đặng Đức Kim, chiến hữu xưa ở ĐH kỹ thuật quân sự
GS Thái Thanh Sơn và lớp sinh viên trẻ
Xúc động...xúc động
Những người bạn ĐH Bách khoa 30 năm trước...
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012
Những người học trò của 50 năm trước
Ngày ấy...xa rồi...
Thầy và Trò Xây dựng - Đại học Bách khoa Khóa 5 (1960 - 1964)
Toán Lý - ĐHBK Khóa 12 (1967 - 1972)
Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012
Nhớ giọng ca Nana Mouscouri...
Có nhiều nhiều đêm trên đỉnh Mangarivohitra Faravohitra tôi đã thức trọn với ca khúc này!
Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012
Quẩy nóng dòn đê...
Quẩy nóng dòn đê!
QUẨY NÓNG! QUẨY NÓNG DÒN ĐÊ!
Quẩy nóng dòn…Có lẽ hiếm có bạn sinh viên nào trong chúng ta chưa từng thưởng thức qua hương vị của chiếc quẩy nóng dòn.
Dầu cháo quẩy đê! Thật là tuyệt: Buổi sáng dậy, thể dục một vòng, tắm rửa xong ngồi đối diện một tô phở bò tái đỏ hồng hoặc phở gà ta vàng ươm mà lại kèm thêm mấy chiếc quẩy nóng ròn tan thì thật là …nè, nước bọt ứa ra rồi đây nè…
Mà chẳng cần phải là phở, chỉ một tô cháo lòng, cháo tiết hay là ngay cả chỉ bát cháo trắng với mấy cọng hành xanh hay gói mì tôm rẻ tiền, nhưng cắt thêm vào mươi khoanh quẩy, thậm chí không có cả phở cả mì, cả cháo mà mấy chiếc quẩy chấm với tương ớt thôi thì cũng đã thành một bữa điểm tâm thanh đạm mà tuyệt vời với “giai cấp sinh viên” quanh năm viêm màng túi mãn tính.
Còn đối với người Tầu - người hiện ở Trung Hoa đại lục, ở Đài Loan đã đành mà ngay cả các chú Tầu, chúChệt, chú Khách tha phương cầu thực khắp năm châu trên trái đất – thì món điểm tâm kinh điển buổi sang là : Dìu théo và tâu cheng - Dầu cháo quẩy và sữa đậu nành: Món ăn vừa đủ chất bổ dưỡng vừa thanh đạm phù hợp cho mọi lứa tuổi, mà lại rẻ tiền!
Ôi Dầu cháo quẩy thật là tuyệt vời!
Thế nhưng món ăn đó xuất xứ từ đâu? Tại sao lại gọi nó là Quẩy (gọi tắt) hay Dầu cháo quẩy (tên gọi đầy đủ) ?
Nhiều người từng viếng thăm đất Hàng Châu xinh đẹp của Trung Hoa, chí ít thì cũng đã từng nghe hai câu ca ngợi cảnh đẹp thơ mộng của Tô Châu, Hàng Châu:
Trên trời có cảnh Thiên đàng
Hạ giới có cảnh Tô, Hàng nhị Châu
Hàng Châu có vô vàn thắng cảnh nhưng du khách đã đến Hàng Châu ai cũng nhất thiết phải đến một địa chỉ đã trở thành thiêng liêng trong tâm linh người Trung quốc : Đó là Nhạc vương miếu – miếu thờ Nhạc Phi, một võ tướng trung trinh báo quốc thời Nam Tống.
Nhạc vương miếu - Hàng Châu
Tượng vợ chồng Tần Cối và Vương thị quỳ trước mộ Nhạc Phi
Nhạc Phi sinh ngày 15 tháng 2 năm Sùng Ninh thứ 2 (1103) thời Tống Huy Tông, bị hại ngày 29 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141) đời Tống Cao Tông, hưởng dương 39 tuổi. Ông sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam. Tổ tiên họ Nhạc làm nghề nông, cha Nhạc Phi là Nhạc Hòa tính tình đôn hậu, sống tằn tiện để hay giúp đỡ người nghèo khó. Nhạc Phi lúc nhỏ sống điềm đạm ít nói, siêng năng làm lụng, cố gắng học hành, yêu thích sách binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, được tiếng là "vô địch trong vùng".
Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu xâm lấn xuống phía Nam, người dân Trung Quốc phải chịu giày xéo dưới gót giày xâm lược của quân Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Năm Tuyên Hoà thứ 4 (1122), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân.
Chẳng bao lâu, nước Kim dấy lên diệt nước Liêu rồi thừa thắng tràn vào quan ải rầm rộ xâm lăng Bắc Tống. Quân Kim dùng thiết kỵ nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ vương triều Bắc Tống bị giày xéo, Bắc Tống sụp đổ hoàn toàn.Vua Cao Tông tháo chạy về phương Nam . lập nên Triều Nam Tống.
Năm Kiến Viêm thứ 4 (1130), tướng Kim là Ngột Truật cất đại quân vượt sông Trường Giang đánh Tống, thế như vũ bão, quân Tống tháo chạy hoảng hốt. Nhạc Phi lúc đó là một tướng nhỏ, cầm binh tiến quân đến Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), đánh quân Kim thua trận rồi tiếp tục truy kích, giành thêm chiến thắng ở trấn Giang Đông, Thanh Thuỷ. Nhạc Phi thu hồi được Kiến Khang, bảo toàn được nửa mảnh giang sơn Giang Nam của Nam Tống. Lúc này Nhạc Phi chỉ mới có trong tay 4 vạn quân, mà lien tiếp đánh bại hang chục vạn kỵ binh Kim thiện chiến, trở thành danh tướng kháng Kim oai danh bốn phương, khi tuổi đời mới tròn 27.
Sau khi thu phục được Kiến Khang, Nhạc Phi chuyển quân sang đánh các vùng như Giang Tây, Hồ Nam, Lưỡng Quảng và Phúc Kiến, bình định diệt trừ các đám quân thảo khấu, củng cố được chính quyền Nam Tống. Để khen thưởng cho chiến công của Nhạc Phi, Tống Cao Tông đã cho thêu bốn chữ lớn trên nền cờ "Nhạc Phi tận trung" để tưởng thưởng, lại thăng Nhạc Phi làm Tri sứ tỉnh Giang Tây. Nhưng Nhạc Phi vẫn chưa hài lòng, ông không quên khôi phục Trung Nguyên, đã nhiều lần dâng sớ yêu cầu Bắc phạt, nhưng bọn nịnh thần trong triều phần thì e ngại uy tín Nhạc Phi ngày càng quá lớn phần thì âm mưu câu kết với quan Kim nên nhất quyết ngăn trở Tống Cao Tông chấp nhận.
Nhưng triều đình Nam Tống đớn hèn lại đem thắng lợi của Nhạc Phi làm vốn xin hoà với người Kim. Khi quân Nhạc Phi đang thắng như chẻ tre thì tể tướng gian thần Tần Cối – đã bí mật thông đồng với quân Kim - trong một ngày liên tiếp cho phát đi 12 lệnh kim bài triệu hồi Nhạc Phi.
Người Kim vốn hận Nhạc Phi đến tận xương tuỷ, đã cấu kết với Tần Cối, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Tống Cao Tông đã điều Nhạc Phi đi làm Khu mật phó sứ để tước bỏ hết binh quyền của ông. Ngày 25 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141), Nhạc Phi và con trai của mình, Nhạc Vân, bị gian thần Tần Cối cùng vợ là Vương Thị mời đến dự tiệc rồi đánh thuốc độc chết tại đình Phong Ba thuộc Đại lý tự Lâm An.
Hơn hai mươi năm sau, Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ Vương tước cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, ban hiệu là Trung Liệt. Năm Thuần Hy thứ 6 (1179) ban thụỵ là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm Gia Định thứ 4 (1211) phong tước vị là Ngạc vương và cũng thường tôn xưng là Nhạc vương – Nhạc Vũ mục.
Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Trung Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở Tây Hà, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm.
Ở bên bờ hồ Tây ở Hàng Châu. có một toà Nhạc vương miếu nguy nga. Người ta cũng tạc tượng cặp vợ chồng gian thần Tần Cối, Vương thị,đúc thành tượng sắt quỳ trước Ngạc vương, bị người Trung Quốc nguyền rủa
Người dân Trung hoa khi đến tế lễ, trước khi vào miếu thờ Nhạc Phi, ai cũng đến đạp vào mình hoặc dùng dao sắt bổ vào đầu tượng vợ chồng Tần Cối mà nguyền rủa: “Bỏ chúng mày vào vạc dầu.”
Cạnh miếu có nhà hang bánh bán đồ ăn điểm tâm cho khách đến lễ đền, thường chỉ có món sữa đậu nành và bánh tiêu :- một loại bánh bột mì rán phồng trong dầu. Thấy tình cảm của khách lễ đền đối với Nhạc Phi đồng thời cũng thấy lòng căm ghét của họ đối với vợ chồng Tần Cối, Ông hàng bánh nghĩ ngay ra một chiêu Marketing tuyệt diệu: Thay vì nặn từng chiếc bánh tiêu lớn, ông ta nặn hai thỏi bột nhỏ mà dài, xoắn lại với nhau đem rán và đặt cho loại bánh mới này cái tên là : DU TẠC CỐI – nghĩa là “Tần Cối bị nấu trong vạc dầu”, hai chiếc bánh xoắn nhau bỏ vào chảo dầu tượng trưng cho cảnh hai vợ chồng Tần Cối xuống địa ngục bị nấu trong vạc dầu –“ăn bánh Du tạc Cối là tỏ lòng biết ơn công đức của Nhạc Phi và căm ghét vợ chồng Tần Cối.”
Bánh mới cũng ngon như bánh tiêu xưa, có chăng dòn hơn tí chút vì hai thỏi bánh nhỏ nên thấm đầu nhiều hơn, dòn hơn chiếc bánh tiêu to trước đây. Nhưng chủ yếu là khách hàng thấy ý nghĩa quá hay nên ai ai cũng ăn, đến miếu Nhạc vương mà không ăn bánh Du tạc Cối thì coi như chưa thật sự có lòng thành với Nhạc vương! Một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy chốc mà loại bánh Du tạc Cối lan khắp đất nước Trung Hoa và rồi cả những đất nước xa xôi có người Trung quốc di trú.
Những người Hoa Kiều vào Việt Nam từ mấy trăm năm về trước đã đem theo và phổ biến cái món điểm tâm Du tạc Cối đó – đọc theo âm Tiếng Bắc kinh là Díu cha quay, theo âm Quảng Đông là Dầu cháo quẩy và trở thành món QUẨY mà chúng ta ăn ngày nay!!!
Vitayson sưu tầm
Được đăng bởi Qingshan vào lúc 9:51
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
60 năm - Phan Đình Phùng họp mặt
Gần một đời người...
Năm 1952 ra đi từ mái trường Phan Đình Phùng náu mình dưới chân ngọn Tùng Lĩnh, bên bờ dòng sông La, những chàng trai cô gái ra đi ...hòa nhập muôn phương...Và hôm nay, 60 năm sau tìm về với nhau để nhắc lại một thời sôi nổi, một thời hồn nhiên, một thời xây bao mộng ước. Những mái đầu xanh nay đều bạc trắng, nhưng gặp nhau bỗng lại dạt dào cảm xúc của thời hoa niên, thời tươi đẹp không bao giờ trở lại.
Ánh dương chiều trời xế, sáng mai lại về đàng đông,
Cánh hoa phù dung héo. sang xuân lại về tràn màu hồng.
Đời người ta có khác, xin đừng phí tháng ngày đi:
Tuổi xuân qua, đã qua không bao giờ trở về!
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012
Thuở ấy...
THUỞ ẤY…
Nhìn thấy trước nhu cầu bức thiết của việc đào tạo một lớp cán bộ trí thức nòng cốt – những cỗ máy cái – chuẩn bị cho việc mở rộng đào tạo nhân lực có trình độ cao phục vụ cho đất nước sau này, trong điều kiện cả nước đang có chiến tranh ác liệt, đầu tháng 02/1950 khi gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Moskva (Liên Xô cũ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị phía Trung Quốc giúp đỡ, tìm một nơi có điều kiện, hoàn cảnh gần tương đồng với Việt Nam lúc đó, xây dựng một cơ sở giáo dục đào tạo thanh thiếu niên tiến đến đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản nhằm tạo chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai bậc đào tạo đại học ở Việt Nam ngay khi tiếng súng chấm dứt. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nhận lời và hứa hẹn: "Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam". Ngay sau đó Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp chỉ thị cho Tỉnh Ủy Quảng Tây (sau này là Khu tự trị Choang) tích cực chuẩn bị thành lập một Khu học xá Trung ương của Việt Nam lấy tên là Dục tài học hiệu – Nhà trường nuôi dưỡng tài năng.
Đầu năm 1951, chỉ có một số lớp Tiểu học, Trung học Phổ thông, tiếp nhận một số nhỏ con em cán bộ, bộ đội, phần lớn đang công tác tại Việt Bắc, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt không có điều kiện học tập. Trường tạm đặt tại làng Tâm Hư, một thị tứ nhỏ bé hẻo lánh và nghèo nàn trong tỉnh Quảng Tây cách thành phố Nam Ninh chừng 10 km, là nơi sinh sống của người dân tộc Choang, đời sống của nhân dân địa phương còn rất khó khăn, lạc hậu. Đây là vùng mới được giải phóng và đang phải tiến hành việc truy lùng tiễu phỉ - 60 vạn tàn quân Quốc dân đảng ẩn náu trong dãy Thập vạn đại sơn – cho nên điều kiện sinh hoạt của người dân trong vùng còn rất khổ cực, thiếu thốn mọi mặt. Trung Quốc cũng mới ra khỏi cuộc nội chiến đẫm máu, đất nước còn vô vàn khó khăn... Ban đầu, các học viên học trong những nhà tranh vách đất, ở trong những lều bạt mới được dựng lên tạm bợ. Lớp học không có bàn ghế, mỗi học viên được phát một tấm bảng con làm bàn (kê lên đầu gối để viết) và một chiếc ghế đẩu nhỏ vừa để ngồi học, vừa để ăn cơm, hội họp hoặc xem phim... Bảng viết của giáo viên thì được ghép từ những tấm ván rồi phết sơn đen. Khó khăn là thế, song tinh thần học tập anh chị em học viên đều nghiêm túc, với quyết tâm thu nhận, tích lũy kiến thức để phụng sự Tổ quốc.
Học viện dân tộc Khu tự trị Choang - Quảng Tây - Ảnh 2008
Cuối năm 1951 sang 1952-53, Chính phủ Trung Quốc cho xây dựng một Khu học xá qui mô rất lớn ở ngoại thành Nam Ninh – thủ phủ Quảng Tây làm cơ sở cho Dục Tài học hiệu (ngày nay là cơ sở của Trường Học viện dân tộc Quảng Tây). Dục tài học hiệu – tên tiếng Việt là Khu học xá Trung ương - được sự đảm bảo mọi mặt quản lý về hậu cần, tài chính… của một cơ quan gọi là Tổng Vụ Khoa do Tỉnh ủy, chính quyền và Bộ Giáo dục Quảng Tây cử ra, để độc lập quản lý toàn dịên về mặt chuyên môn và tổ chức, Trung ương Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục Việt Nam cử Thầy Võ Thuần Nho (Em trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà giáo lâu năm có kinh nghiệm và có uy tín) làm Giám đốc Khu học xá Trung ương.
Sang năm 1952 tại Khu Học xá Trung ương ngoài 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học (cấp II và cấp III) trên cơ sở các trường Thiếu nhi ở Tâm Hư chuyển về, có thêm 1 trường Sư phạm sơ cấp (đào tạo giáo viên tiểu học), 1 trường Sư phạm trung cấp (đào tạo giáo viên cấp II), 1 trường dạy tiếng Trung với 2 ban: Ban Phiên dịch và Ban Sư phạm và đặc biệt có thêm 1 lớp Khoa học cơ bản. Lớp KHCB chỉ đào tạo trong 1 năm, sau đó một số về nước công tác trong một số ngành khoa học và công nghệ như khí tượng thủy văn, quân giới v..v.. một số được giữ lại bồi dưỡng tiếp để phục vụ công tác tại chỗ (một số nhà giáo và nhà khoa học như: Nguyễn Đinh Tứ, Nguyễn Hoàng Phương, Đinh Ngọc Lân… và nhiều người khác nữa đều xuất thân từ lớp KHCB này). Năm 1953, qui mô đào tạo bậc đại học được mở rộng với việc thành lập trường Sư phạm Cao cấp do Thầy Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng, với hai lớp Sư Cao Toán Lý và Sư Cao Hóa Vạn, chọn lọc một số học sinh trong nước đã tốt nghiệp Tú tài, Dự bị đại học hoặc Phổ thông Trung học – qua Bổ túc - thời gian đào tạo là 2 năm.
Đoàn quân áo xanh từ Nam Ninh về "tiếp quản" Hà Nội |
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Pa-ri được ký kết, Thầy và Trò trường Sư phạm cao cấp được lệnh gấp rút hoàn thành chương trình đào tạo để kịp thời về nước nhận nhiệm vụ trước ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng 10/10/1955. Hơn 100 thầy trò đi tầu hỏa từ Nam Ninh về Bằng Tường rồi lên xe tải bít bùng chở sang Đồng Đăng. Đến Đồng Đăng thì chuyển sang các xe Molotova của bộ đội chạy thẳng một lèo về Hà Nội. Về đến Hà Nội mới được biết là toàn bộ sinh viên tốt nghiệp sẽ chưa phân công công tác ngay mà được giữ lại học thêm 1 năm chuẩn bị cho nhiệm vụ đặc biệt (!?). Sinh viên Sư cao Toán Lý cũ chia làm hai, một số sang ngành Vật lý còn lại cùng với một vài sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm và Cử nhân khoa học (trong nội thành cũ) hình thành LỚP TOÁN III.
Số chuyển từ Sư cao Toán Lý về có 19 người:
1. Lê Khắc Bảo
2. Hoàng Ngọc Cầu
3. Lê Minh Châu
4. Đinh Nho Chương
5. Kim Cuông
6. Tô Xuân Dũng
7. Phạm Dự
8. Nguyễn Đình Hiền
9. Nguyễn Trọng Nhuận
10. Lê Thiện Phố
11. Lê Phương
12. Đoàn Quỳnh
13. Phan Thanh Quang
14. Lê San
15. Thái Thanh Sơn
16. Lại Đức Thịnh
17. Nguyễn Văn Thiêm
18. Trần Mậu Thưởng
19. Nguyễn Đình Trí
Từ Dự bị đại học Thanh Hóa ra có 2 người:
1. Trần Văn Hãn
2. Nguyễn Hồ Quỳnh
Cộng thêm vào là 5 người từ Trường Đại học sư phạm và Đại học khoa học thuộc Viện Đại học Hà Nội (trong vùng tạm chiếm cũ):
1. Tạ Văn Đĩnh
2. Nguyễn Thừa Hợp
3. Phan Bá Ngọc
4. Nguyễn Mỹ Quý
5. Hoàng Công Tín
(Thực ra dự học ở Toán III còn có Nguyễn Bác Văn sau này ra công tác sớm và Phạm Hoàng Khương không tốt nghiệp cùng khóa với anh em khác)
Viện Đại học Hà Nội - 1955 |
Chương trình đào tạo ở lớp này thật là “mềm dẻo”, chủ yếu là “có Thầy nào thì học môn đó”! Thầy Lê Văn Thiêm dạy Hàm biến phức và các biến hình bảo giác, may mắn về Hà Nội Thầy lại được bạn cũ ở Đức gửi về cho mấy quyển sách và mấy bản tóm tắt luận án của Thầy: thế là đưa luôn vào nội dung dạy – Thầy cầm cuốn Nevanlinna bằng tiếng Đức, vừa dịch vừa giảng, anh em phải cố mà “Hiểu nha!” – nhưng rồi đến lúc thi thật sự là thi vì theo quan điểm của Thầy thì “Mỗi bài toán phải là một sáng tạo nhỏ!” Có một vài kỷ niệm vui vui với Thầy Lê Văn Thiêm mà chắc không ai có thể quên. Thầy thường dịch các bài tập trong sách – rất nhiều – ra cho anh em về tự làm và ít khi chữa bài, vì theo quan niệm của Thầy thì tìm bài tập khó ra cho học trò là nhiệm vụ của Thầy còn làm bài là nhiệm vụ của trò. Có lần có bài khó quá, các đại cao thủ trong lớp đều bí, đến lớp hỏi Thầy, Thầy xem một lúc rồi thản nhiên trả lời:”Mình cũng chưa tìm được cách giải. À mà Toán thì cũng phải có bài mình không giải được chứ sao!”. Thế là thua! Thầy Ngụy Như Kontum dạy Cơ học thuần lý (Mécanique rationnelle), dân Toán vốn không ham Vật lý, cho dù là “thuần túy lý thuyết” đi chăng nữa! giọng Huế của Thầy lại ậm ừ buồn buồn, ngồi nghe chao ôi là cực! (Than ôi cái thân tôi lại vinh dự làm cán sự môn học của Thầy!). Thích nhất là được học môn Phép tính Vi tích phân – Calcul différentiel et intégral - với Thầy Nguyễn Thúc Hào. Nếu ở Thầy Lê Văn Thiêm ta học được tác phong nghiên cứu khoa học say mê, nghiêm túc, kiên trì thì ở Thầy Nguyễn Thúc Hào điểm nổi bật là phương pháp sư phạm. Quả là một bậc đại sư: học Thầy về nội dung khoa học một phần nhưng về phong cách và phương pháp sư phạm thì đến 3 phần! Cuối tiết học, Thầy vừa vứt mẩu phấn vụn, chấm dứt câu tổng kết cuối cùng thì tiếng kẻng báo giờ vừa vang lên: nhìn lên bảng còn nguyên một bản tóm tắt gọn gàng sạch sẽ. Anh nào có học qua Thầy chắc chắn sau này dù đi dạy hoặc đi báo cáo thuyết trình đều thấy ngay là có chịu ảnh hưởng của Thầy trong phương pháp trình bày, diễn đạt. Thầy Ngô Thúc Lanh dạy củng cố về Đại số học (trong Kurosh) còn Thầy Nguyễn Cảnh Toàn thì đưa anh em cùng Thầy phiêu lưu vào Hình học xạ ảnh, một ngành học xương xẩu nhưng rất lý thú, là hướng nghiên cứu mà chỉ mấy năm sau Thầy đã khai thác rất thành công cho các luận văn Kandidat rồi Doktor Nauk của Thầy. Một môn học cũng được anh em rất lưu tâm là môn Tiếng Nga. Tất cả anh em trong lớp đều có trình độ tiếng Pháp từ khá đến giỏi và rất giỏi nên phần nhiều đều sử dụng tài liệu học tiếng Nga qua tiếng Pháp – Le Russe pour les Francais. Người hướng dẫn là anh Trần Thống, một giáo viên Tiếng Nga tuy học và tốt nghiệp tại Trung quốc (Anh Thống được học với Bà giáo người Nga chính cống, vợ của Lý Lập Tam) nhưng anh là người rất năng động nên cũng gây nhiều hứng thú cho anh em, do đó kết quả không tệ: Nghe và nói thì có anh còn khó khăn nhưng đọc và viết thì tất cả đều Otlitshno! Còn lại thì tự phát rủ nhau tổ chức những séminaires lục tìm sách vở mà thuyết trình thảo luận với nhau. Có anh dở hơi đến mức như cặp Đinh Nho Chương và Thái Thanh Sơn, vớ được quyển Bài tập giải tích của Demidovitch hơn 4 nghìn bài, thế mà dám cược nhau làm từ đầu đến cuối, 1 anh làm bài số chẵn 1 anh làm bài số lẻ, xem đến khi nào có anh bỏ cuộc? Thư viện Đại học quốc gia, thư viện khoa học, thư viện Viện Đại học hồi đó quả là kho báu vật đối với anh em Toán III. Hiệu sách ngoại văn Tràng Tiền hồi đó bỗng có một loạt khách hàng quen đặt mua sách Toán – có khi cứ mua chịu đến kỳ lĩnh học bổng mới trả vẫn được. Quen đến mức ít lâu sau cô bán sách Việt kiều Thái Lan xinh đẹp của cửa hàng đã chuyển hộ khẩu về nhà anh lớp trưởng đẹp zai Nguyễn Đình Hiền, cầu thủ bóng rổ, bóng chuyền xuất sắc của đội bóng Viện Đại học Việt nam (từng vào chung kết giải Vô địch Bóng rổ quốc gia – Miền Bắc - lần đầu tiên sau giải phóng, gặp đội Thể công sừng sỏ!)
Tháng 6 năm 1956 lớp Toán III tốt nghiệp và ngay trong lễ tốt nghiệp, Vụ trưởng Vụ Đại học và THCN là Giáo sư Hồ Đắc Di đã thông báo phân công công tác luôn cho cả khóa 25 người:
1. Nguyễn Thừa Hợp : về Đại học khoa học (sau này về ĐH Tổng hợp)
2. Lại Đức Thịnh : nt - (sau này về ĐH SP Hà Nội)
3. Đoàn Quỳnh : nt - ( sau này về ĐHSP)
4. Nguyễn Đình Hiền : về ĐH nông lâm
5. Nguyễn Trọng Nhuận : nt –
6. Lê Phương : về Hải Phòng
7. Trần Mậu Thưởng : nt
8. Phan Thanh Quang : về Hà Nội
9. Lê Khắc Bảo : về Nam Định
10. Lê San : về Trung cấp sư phạm trung ương
11. Hoàng Ngọc Cầu : về trường Bổ túc văn hóa quân đội
12. Phạm Đức Dự : về Văn phòng Bộ Giáo dục
13. Tạ Văn Đĩnh : về Đại học Bách khoa (khi đó chưa thành lập!)
14. Nguyễn Đình Trí : nt –
15. Kim Cuông : nt –
16. Trần Văn Hãn : nt – (lâu về sau chuyển vào Sài gòn)
17. Tô Xuân Dũng : nt –
18. Nguyễn Hồ Quỳnh : nt –
19. Nguyễn Mỹ Quý : nt –
20. Phan Bá Ngọc : nt –
21. Hoàng Công Tín : nt –
22. Thái Thanh Sơn : nt –
23. Lê Minh Châu : nt – (sau về Học viện Tài chính kế toán)
24. Đinh Nho Chương : nt – (sau về Đại học sư phạm)
25. Lê Thiện Phố : nt – (sau về UB Khoa học Nhà nước)
(Anh Nguyễn Văn Thiêm không theo học với lớp đến cuối cùng mà 6 tháng trước đã về dạy ở Chu Văn An)Còn nhớ một câu nói “kỷ niệm của Cụ Di mà chắc anh em nhớ suốt đời. Khi đọc quyết định phân công, trong quyết định ghi chức danh của anh em được bổ nhiệm là “trợ lý giảng dạy” – chắc là dịch chữ assistant của tiếng Pháp. Tất cả anh em đều thắc mắc:”Tại sao lại gọi là trợ lý? Trợ lý cái gì? Trợ lý cho ai? Nếu gọi là trợ giảng thì phải có ai là giảng viên để chúng tôi trợ chứ. Đằng này một Bộ môn từ trên xuống dưới toàn anh em chúng tôi thì sao lại trợ???” Bây giờ ngẫm lại thì thấy chuyện cũng không có gì lớn nhưng hồi đó anh em ức lắm, làm rất to chuyện…Cụ Di phán luôn một câu :”Si vous voulez être quelqu’un, soyez d’abord quelque chose!” – Các anh muốn mình là AI, thì trước hết mình phải là CÁI GÌ đã- Thật là sôi tiết! Nhưng rồi cũng qua đi. Về sau, các nhà quản lý đưa ra cái danh hiệu rất “vô thưởng vô phạt” là cán bộ giảng dạy – Tuyệt vời chưa? Danh hiệu này thế mà được chính thức sử dụng đến mấy chục năm đấy, mãi đến khi có điều lệ chức danh giảng viên đại học mới bỏ.
Đây! Đông dương học xá, tiền thân của Đại học Bách khoa Hà Nội, khi chúng tôi về nó là thế này đây! |
Ừ nhỉ, thế mà gần nửa thế kỷ trôi qua rồi đấy!
Hôm nay, mở trang Blog này, trông toán quân già đếm thiếu những ai???
- Năm 2020 - 2021 thiếu thêm: Nguyễn Mỹ Quý, Tạ Văn Đĩnh
-----------------
-----------------
DANH SÁCH LỚP SƯ CAO TOÁN LÝ
(1953 – 1955)
(QUẢNG TÂY DỤC TÀI HỌC HIỆU – Khu
học xá Trung ương Nam Ninh)
1.Châu Diêu Ái 2.Lê Khắc
Bạc 3.Lê Khắc Bảo 4.Ngô
Văn Bưu 5.Trần
Đăng Cát 6.Hoàng Ngọc Cầu
7 Nguyễn Xuân Chánh 8.Lê Minh Châu 9.Nguyễn Chi 10. Đinh Nho
Chương
11 Nguyễn Minh Chương 12.Kim Cuông 13 Đinh Ngọc Cử 14. Hoàng Doanh
15.Tô Xuân Dũng
16.Phạm Dự 17.Đinh Văn Dương 18.Đào Nguyên Vọng Đức. 19.Nguyên Đình Hiền 20.Trân Quang Hoa
21.Đăng Xuân Hoài (nữ duy nhất)
22.Nguyễn
Mậu Khai 23.Nguyễn Ngọc Khuê 24.Pham Hoàng Khương
25. Hoàng Kỳ 26.Đào Luyện
27.Trân Văn Nghĩa 28.Nguyên Phú Nhuận
29.Nguyên Trọng Nhuận 30.Lê
Thiện Phố
31.Lê Phương 32.Phan Thanh Quang
33. Lê
Quất 34.Nguyễn
Quỳ 35.Đoàn Quỳnh 36.Bùi Ngọc Quỳnh
37.Lê
San 38.Thái
Thanh Sơn
39. Lê Băng Sương 40. Dương Đình Thanh 41.Phan Văn Thích 42.Nguyễn Văn Thiêm
43.Bùi Lê Thiện 44.Lại Đức Thịnh 45.Hoàng Hữu Thư 46.Đào Đình Thức
47. Trần Mậu
Thưởng 48.Nguyên Đình Trí 49.Nguyên Bá Triêm 50.Phạm Viết Trinh . 51 .Phạm
Trung Trực 52. Trần Sĩ Túy
53.Ngô văn Vượng 54. Bùi Xuyên
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012
Về đất TỔ HÙNG VƯƠNG
Hùng Vương ngày ấy...
Hằng năm cứ quanh dịp Hội đền Hùng là cái Hội ấy lại tụ tập nhau lại...công việc đầu tiên - quan trọng nhất là ra bản thông báo về tình hình tự động ra khỏi Hội mà không xin phép trong năm qua đã xẩy ra như thế nào?
Cái Hội này ra đời không hề làm lễ kết nạp ai mà có ngay danh sách 28 Hội viên chính thức rôi vĩnh viễn không kết nạp hội viên mới mà chỉ có chuyện là mỗi năm xóa tên vài vị!Năm nay 2012 này có một ý nghĩa rất quan trọng: Khóa Hùng vương này của chúng ta ra trường năm 1952 đến nay vừa đúng 60 năm - 60 năm, một chu kỳ vũ trụ, một con Giáp - chao ôi nhanh quá nhỉ! -
Ban đầu Trưởng Ban liên lạc Nguyễn Trọng Bảo đã "tâm linh bấm độn" được ngày lành tháng tốt vào Thứ Bảy 07/4, nhưng có lẽ tuổi già sức yếu bấm hơi bị quá tay nên gặp ngày mưa gió tầm tã đành phải quyết định hoãn lại tuần sau. Thế nhưng đúng là một "HỘI" của những con người cổ lai hi của thế kỷ trước - khi mà Công nghệ thông tin chưa ra đời - cho nên việc thông tin quá kém, làm cho hai vợ chồng nhà họ Thái lọ mọ gội mưa mò đến và chỉ thấy một con đường gồ ghề dẫn đến cái hội trường vắng lạnh! Nhưng trong cái rủi có cái may, nhân đó mới có dịp thâm nhập phủ đệ của họ Đoàn (nghe đâu là hậu duệ Nhà Đại Lý ở xứ Vân Nam) và được chiêu đãi cà phê thứ thiệt của Ông trùm cà phê Việt Nam (Nói khẽ nhé - thực ra thì cà phê hơi xoàng kém hẳn cà phê Mai pha theo công thức Madagascar của Ông Thái!)
Thứ Bảy sau, 14/4 thì rõ ràng trời đẹp, mọi người đến khá đông đủ. Có mặt : Nhà Thái, Trọng Bảo, vợ chồng Hồng Minh, Long "khàn", Nguyễn Hoàng Giám, Thạch "đồ tồi", Quốc Sơn, Nhạn "cà phê", "cựu hoa hậu" Hồng Mai, phu nhân Cát Bình, đặc biệt cảm động là Vị "oạng" run rẩy lẩy bẩy vưỡn được bà xã áp tải đến : Hoan hô Hương! Kể cả "cựu đại sứ" Nghiêm Hoành tuy không thể đến được nhưng đã ủy nhiệm cho phu nhân tam tứ thứ gọi điện đến...tuy vậy thì cuộc họp cũng chỉ mới có mặt chưa đầy 50%, chắc là không ra được Nghị quyết 2012 quan trọng nào rồi!
Trước tiên Hồng Minh thông báo tình hình sức khỏe của Bùi Đình Hạc và Bùi Đình Đô, tình hình của Trịnh "trọng" Khuê và Phi Hùng, tiếp đó Trọng Bảo thay mặt Hội mừng thọ 80 (sinh 1932) của 4 đại lão. Sôi nổi nhất là màn "Marketing" trò tâm linh siêu năng lượng của Trọng Bảo nghe rất ly kỳ rụng rốn và phổ biến mấy "tư liệu quan trọng - phát hiện mới về cội nguồn" của một nhóm các NHÀ nghiên cứu trong dịp đại lễ 1000 Thăng Long nhưng hiện đang bị xếp xó (Thứ này đầy dẫy trên Gúc -gừ nhưng xin nhắc lại, đây là một tổ chức của những nhà trí thức lớn của Thế kỷ trước nên vốn dị ứng với thông tin Internet).
Nhà Thái ngỏ lời mời (sớm) ngày Lễ sinh nhật đặc biệt - nghìn năm mới có một lần - của mình vào ngày 12 - 12 - 12, anh chị em nhất trí sẽ đến dự đông đảo. Nhân đó có sáng kiến thể theo yêu cầu của các đương sự là năm nay sẽ tổ chức một số cuộc hội ngộ tại nhà của các bạn đi lại khó khăn : Moise không lên núi được thì núi đến với Moise! Trước mắt, khoảng Tháng 8 - tháng 10 sẽ hành quân đến biệt điện của Nghiêm Hoành trước khi dự sinh nhật Thanh Sơn.
Sau bát phở "truyền thống" thế là buổi họp tan, ra về với hy vọng tràn trề là trong dịp họp mặt lần sau có mặt đông hơn và nhất là năm nay danh sách Hội viên chưa phải gạch thêm dòng nào...
Tư liệu: NGÀY ẤY...BÂY GIỜ...
Cái Hội này ra đời không hề làm lễ kết nạp ai mà có ngay danh sách 28 Hội viên chính thức rôi vĩnh viễn không kết nạp hội viên mới mà chỉ có chuyện là mỗi năm xóa tên vài vị!Năm nay 2012 này có một ý nghĩa rất quan trọng: Khóa Hùng vương này của chúng ta ra trường năm 1952 đến nay vừa đúng 60 năm - 60 năm, một chu kỳ vũ trụ, một con Giáp - chao ôi nhanh quá nhỉ! -
Ban đầu Trưởng Ban liên lạc Nguyễn Trọng Bảo đã "tâm linh bấm độn" được ngày lành tháng tốt vào Thứ Bảy 07/4, nhưng có lẽ tuổi già sức yếu bấm hơi bị quá tay nên gặp ngày mưa gió tầm tã đành phải quyết định hoãn lại tuần sau. Thế nhưng đúng là một "HỘI" của những con người cổ lai hi của thế kỷ trước - khi mà Công nghệ thông tin chưa ra đời - cho nên việc thông tin quá kém, làm cho hai vợ chồng nhà họ Thái lọ mọ gội mưa mò đến và chỉ thấy một con đường gồ ghề dẫn đến cái hội trường vắng lạnh! Nhưng trong cái rủi có cái may, nhân đó mới có dịp thâm nhập phủ đệ của họ Đoàn (nghe đâu là hậu duệ Nhà Đại Lý ở xứ Vân Nam) và được chiêu đãi cà phê thứ thiệt của Ông trùm cà phê Việt Nam (Nói khẽ nhé - thực ra thì cà phê hơi xoàng kém hẳn cà phê Mai pha theo công thức Madagascar của Ông Thái!)
Thứ Bảy sau, 14/4 thì rõ ràng trời đẹp, mọi người đến khá đông đủ. Có mặt : Nhà Thái, Trọng Bảo, vợ chồng Hồng Minh, Long "khàn", Nguyễn Hoàng Giám, Thạch "đồ tồi", Quốc Sơn, Nhạn "cà phê", "cựu hoa hậu" Hồng Mai, phu nhân Cát Bình, đặc biệt cảm động là Vị "oạng" run rẩy lẩy bẩy vưỡn được bà xã áp tải đến : Hoan hô Hương! Kể cả "cựu đại sứ" Nghiêm Hoành tuy không thể đến được nhưng đã ủy nhiệm cho phu nhân tam tứ thứ gọi điện đến...tuy vậy thì cuộc họp cũng chỉ mới có mặt chưa đầy 50%, chắc là không ra được Nghị quyết 2012 quan trọng nào rồi!
Trước tiên Hồng Minh thông báo tình hình sức khỏe của Bùi Đình Hạc và Bùi Đình Đô, tình hình của Trịnh "trọng" Khuê và Phi Hùng, tiếp đó Trọng Bảo thay mặt Hội mừng thọ 80 (sinh 1932) của 4 đại lão. Sôi nổi nhất là màn "Marketing" trò tâm linh siêu năng lượng của Trọng Bảo nghe rất ly kỳ rụng rốn và phổ biến mấy "tư liệu quan trọng - phát hiện mới về cội nguồn" của một nhóm các NHÀ nghiên cứu trong dịp đại lễ 1000 Thăng Long nhưng hiện đang bị xếp xó (Thứ này đầy dẫy trên Gúc -gừ nhưng xin nhắc lại, đây là một tổ chức của những nhà trí thức lớn của Thế kỷ trước nên vốn dị ứng với thông tin Internet).
Nhà Thái ngỏ lời mời (sớm) ngày Lễ sinh nhật đặc biệt - nghìn năm mới có một lần - của mình vào ngày 12 - 12 - 12, anh chị em nhất trí sẽ đến dự đông đảo. Nhân đó có sáng kiến thể theo yêu cầu của các đương sự là năm nay sẽ tổ chức một số cuộc hội ngộ tại nhà của các bạn đi lại khó khăn : Moise không lên núi được thì núi đến với Moise! Trước mắt, khoảng Tháng 8 - tháng 10 sẽ hành quân đến biệt điện của Nghiêm Hoành trước khi dự sinh nhật Thanh Sơn.
Sau bát phở "truyền thống" thế là buổi họp tan, ra về với hy vọng tràn trề là trong dịp họp mặt lần sau có mặt đông hơn và nhất là năm nay danh sách Hội viên chưa phải gạch thêm dòng nào...
Tư liệu: NGÀY ẤY...BÂY GIỜ...
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG
Có nhiều ngôi trường thuộc các cấp, các hệ trên toàn quốc được vinh dự mang tên những danh nhân lịch sử, những anh hùng dân tộc, những lãnh tụ hoặc những chiến sĩ cộng sản v.v... nhưng một ngôi trường có vinh dự đặc biệt được mang tên vua Hùng dựng nước được xây dựng chính tại tỉnh Phú thọ- mảnh đất cội nguồn dân tộc "nơi lịch sử ra đời của nước việt nam" đó là Trường THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ.
Phú Thọ là một miền quê trung du nơi hội tụ của những dòng sông lớn, nơi neo đậu trên bến duới thuyền của bao tình người xuôi ngược bắc- nam. Trường THPT Hùng vương mà cả nước gọi quen gọi với cái tên thân thương, trìu mến: "trường Hùng vương" ra đời từ đầu cách mạng (1-12-1945). trải bao sơ tán trong chiến tranh từ Đông dương - Yên luật (huyện Hạ hòa) sang Tam sơn - Văn bán (huyện Cẩm khê) đến Đông thành - Thanh hà (huyện Thanh ba) trường vẫn về đứng chân phát triển và trưởng thành đúng tại đất thị xã Phú thọ quê nhà. trường có bề dày lịch sử vẻ vang trên chặng đường dài hơn 60 năm, trưởng thành cùng sự trưởng thành của cách mạng và đất nước. trường Hùng vương đã oanh liệt, vững vàng đi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược...và 30 năm nay- đất nước trong hòa bình, xây dựng, giương cao ngọn cờ thi đua "hai tốt", trường không ngừng trưởng thành, vươn tới những tầm cao mới, tiếp tục tô đậm thêm những thành tựu lớn lao mà trường đã đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hơn nửa thế kỷ qua.
Từ mái trường Hùng vương, trên 4 vạn học sinh ra trường, đã và đang chiến đấu, lao động, công tác phục vụ đất nước. hơn 5 nghìn học sinh đã gia nhập quân đội, nhiều người đã anh dũng hy sinh. hàng nghìn học sinh Hùng vương thuộc nhiều thế hệ đã trưởng thành và trở thành những nhà hoạt động danh tiếng, có nhiều cống hiến xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn học- nghệ thuật... từ trung ương đến địa phương trong cả nước.
Trải qua bao chặng đường xây dựng và phát triển, luôn gắn mình trong cao trào cách mạng của mỗi thời kỳ, phấn đấu bền bỉ và không ngừng sáng tạo theo đường lối giáo dục của đảng, trường Hùng vương luôn là điểm sáng của phong trào giáo dục, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, lá cờ đầu của các trường thpt trong tỉnh và của ngành giáo dục phú thọ.
Ghi nhận những thành tựu, cống hiến của trường Hùng vương nhiều năm qua, nhà nước đã tặng thưởng 4 huân chương lao động ( trong đó có 2 huân chương lao động hạng nhất). tháng 11 năm 2002, trường được Bộ Giáo dục & đào tạo cấp bằng công nhận "trường thpt đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010" và là một trong ba trường chuẩn quốc gia đầu tiên bậc THPT trong cả nước.
Năm 2004 trường THPT Hùng vương vô cùng vinh dự, tự hào được nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý "đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới".
Danh hiệu anh hùng là một mốc son rạng rỡ trong lịch sử vẻ vang của nhà trường, tô thắm thêm truyền thống của một mái trường mang tên các vua Hùng trên quê hương đất tổ: Trường Hùng vương không chỉ là niềm tự hào, tin yêu của các thế hệ thầy trò Hùng vương mà còn là niềm tự hào, tin yêu của nhân dân Phú Thọ và nhân dân cả nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)