Con người từ khi sinh ra trên đời cho đến khi về cùng đất Mẹ, mấy ai chỉ sống trong chỉ một mái nhà, nhất là những kẻ sinh ra và lớn lên trong thời tao loạn với hàng chục năm binh lửa, với 3, 4 lần chế độ đổi thay... nhưng con người là con người - và chỉ là con người - nếu không bao giờ quên mọi mái nhà xưa và những người cùng sống dưới những mái nhà đó dù chỉ qua một thời gian ngắn ngủi. Hãy cùng vào đây gặp gỡ, những ai đã cùng tôi chung sống trong những mái nhà xưa ấy!
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
A. Grothendick, một đỉnh cao Toán học...
Di chúc mật của một thiên tài Toán học
ALEXANDRE GROTHENDIECK
SỐNG ẨN DẬT CHẾT LẶNG LẼ
Một cụ già râu bạc
trằng dài tời ngực đúng theo hình ảnh của một ẩn sĩ chán đời tránh mọi sự tiếp
xúc…Đó là hình ảnh mà người ta còn nhớ về
nhà Toán học hàng đầu của thế kỷ . Alexandre Grothendieck (A.G),sống ẩn dật
trong làng nhỏ Lasserre, ở tận góc trời Ariège.(
Pháp)
Sadrine nhớ lại: “Một
đêm nọ tôi suýt cán phải ông ta khi ông đang lang thang dò dẫm trong đêm tối,
như một con nai lạc bầy. Không ngờ đó là một thiên tài Toán học đã được vinh
danh trên thế giới.”
Ở vùng núi hoang
sơ quanh năm tuýêt phủ Couserans người ta gọi ông là “nhà bác học”. Thực ra người
ta đâu có biết ông đã có những công trình khoa học gì, chỉ biết ông là nhà khoa
học nổi tiếng được nước Pháp và cả thế giới kính trọng, tôn vinh. Thế
thôi! “.Cứ gọi ông ta là “ nhà bác học “
cho tiện, vì ông không tiếp xúc với ai, mà chẳng có ai dám lân la nói chuyện với
ông. Còn tại sao ông về cái nơi heo hút này để sống, không bà con, anh em bè bạn
nào đến thăm, suốt ngày đi lại từ ống khói đến bàn ăn? Không ai biết , mà chẳng
có ai tìm hiểu ,,,Sau khi ông qua đời
ngày 13 tháng 11 năm 2014, người ta mới biết rõ ông là ai. Mọi câu chuyện về
ông mới dần dần được làm rõ,
Tờ báo “Giải
phóng” của Pháp chạy một hàng tít dài : “Cái chết của một thiên tài muốn đời
lãng quên”và “Nhà Toán học lớn nhất của thế kỷ qua đời”. Một con sói già cô độc
đã trở thành một ngôi sao? Người trong làng nơi ông cư trú cuối đời không ngờ ông già quái gỡ, cô
độc đó lại là Alexandre Grothendieck (A.G), một trong những nhà Toán học lớn nhất
sau Euclide. Ông ta đã đẩy Toán học lên một bậc thang mới như Einstein đã đẩy Vật
lý , Lévi-Strauss đã đẩy Nhân chủng học lên một bậc thang mới. Cộng đồng khoa học
lúc bấy giờ mới cấp tập đi tìm hiểu nhà Toán học nổi tiếng bị quên lãng này . Họ
muốn chọc thủng bức màn bí mật bao quanh nhà khoa học ẩn mình trong núi 20 năm
qua.
Trước hết họ tìm
hiểu “kho vàng”nổi tiếng: năm hộp bằng bìa cứng mà ông giao cho một học trò cũ
tên là Jean Malgoir ở Montpellier năm 1991, năm hộp có thể chừa những công
trình sáng tạo về Toán học chưa được công bố.. Tổng cộng gồm 20 000 trang gồm
những phép tính cần thiết để hiểu về lý thuyết những motip, và những điều khác
rất cần thiết cho những người “săn tìm” hạt boson của Higgs.
Một thiên tiểu thuyết ..Năm
1912, Luc Gomel, người bảo vệ di sản của Đại học Montpellier có ý định sắp xếp
lại những tài tiệu lưu trữ này của “ “tài sản quốc gia “ để bảo vệ và phổ biến
sau này. Trước hết phải biết trong mớ hỗn độn tài liệu cất giữ trên tầng một là
cái gì. Phải chính tác giả mới có thể trả lời được, còn Luc Gomel chỉ biết rằng
đó là “ một đống tài liệu”. Thế thôi! Hàng ngàn phương trình, bức vẽ, bản nháp
chờ các sinh viên của ông nghiên cứu, may ra mới trả lời được. Malgoire tin rằng
một ngày nào đó tác giả của đống tài liệu này sẽ trở về sắp xếp , vì từ ngày
ông ta viết ra ông chưa bao giờ xem lại.Nhưng khi tác giả qua đời cộng đồng
khoa học mới dậm chân kêu lên: sao không lục ra tìm hiểu nội dung tài liệu lưu
trữ khi ông còn sống!. Nếu biết được kho báu đó nằm ngoài lĩnh vực nghiên cứu của mình thì nhà Toán học Cédric Villani đã nghĩ rằng tài liệu chứa một điều gì đó “bất
thường”.. “Phải kiên nhẫn”, Jean Malgoire vội vã trả lời. Trong khi đó ngoài
hành lang của khoa, người ta thầm thì với nhau rằng việc giải mã tài liệu của
A.G để lại là một công việc rất công phu , phải mất hàng tháng, hàng năm và biết
đâu, hàng chục năm,,,
Tiểu sử của A.G bắt
đầu ở Bec-lanh vào cuối những năm 20, và là cả một thiên tiểu thuyết thực sự. Một
câu chuyện nhuộm đầy vẻ sử thi !. Cha của A.G là một người Do thái gốc Nga,
Sacha Schapiro, nhà nhiếp ảnh và chiến sĩ “ vô chính phủ’, muốn được tự do tuyệt
đối trong tư tưởng và hành động, Mẹ là một nhà báo dấn thân tên là Hanka
Grothendieck mà ông lấy tên.Cậu bé Alexandre được giao cho một người bạn của
gia đình ở Đức, khi cha mẹ ông qua Tây ban nha năm 1934.
Sự quản thúc
Vào cuối cuộc nội
chiến Tây ban nha , ông tìm lại được cha mẹ ở miền Nam nước Pháp. Bị lưu đày,
cha của ông chết ở Auschwitz; mẹ của ông và ông bị giam ở trại Lozère, nơi
chính phủ Daladier giam cầm những “kẻ bướng bỉnh khó ưa” . Cậu bé A.G cuốc bộ đi học ở trường Mende, cách đó 3
kilomet. Là một học trò ngoan, không xuất sắc gì, A.G làm Toán như mọi trẻ khác
chơi bắt cướp. Năm 1985 trong cuốn tự
thuật viết năm 1985 dưới tên “ Gieo hạt và mùa gặt”, một cuốn sách đồ sộ khoảng
1000 trang ông viết:” Tôi học “định nghĩa của đường tròn” từ một người bạn gái ở
cùng trại tập trung với tôi. Cô ta làm cho tôi rất có ấn tượng về tính đơn giản
và hiển nhiên của nó, trong khi tính chất “tròn” hoàn toàn của đường tròn đối với
tôi như một thực tế bí ẩn.”
Trong khi nhiều người học Toán ở Trung tâm này Đại học nọ
thì A.G lại tự học trong trường đời. Có một điểm đặc biệt, rất đặc biệt là “A.G
không học Toán mà phát minh Toán”. Tự giam mình một góc, ông định nghĩa lại hết,
không cần biết đó là cái gì, từ tích phân Lebesgue đến lý thuyết tương đối về
tích phân và độ đo. Ở Đại học Moontpellier, sinh viên ít chuyên cần.Ông cũng
không mất công đi tìm bằng cấp cử nhân, là cái luôn chờ ông ở Ban thư ký. Năm 1948 chàng trai trẻ này đến
Paris, Ông được tiến cử đến Henri Cartan, là người muốn xây dựng lại Toán học
Pháp.Rồi ông gia nhập vào nhóm bảo vệ Toán học hiện đại ở Nancy của Laurent
Schwartz và Jean Dieudonné. A.G nhận được ngay một lời “mắng” của J. Dieudonné :
“Không phải cách làm việc như vậy”, khi
thấy ông mày mò chứng minh lại hết các định lý mà người khác đã chứng minh rồi.
Hai danh sách gồm 14 bài Toán
chưa giải được giao cho ông như một thử thách . Cái “thủ tục ban đầu“ ấy đã được
ông hoàn thành mỹ mãn: không đầy một năm ông đã giải quyết xong trọn vẹn. Và
như là một “bài học” cho các giáo sư, người học trò ấy mở ra một hướng mới của
Toán học. Ông lao đầu vào làm việc cật lực để hoàn thành sáu luận án Tiến sĩ
trong vòng chưa đầy bốn năm. Năm 1958,trong khi người mẹ chết về bệnh lao vì
thiếu chăm sóc, thì ông đang xây dựng lại toàn bộ Hình học đại số. Chỉ có thế!
Ngắt quãng. Vì mỗi người đều cảm thấy rằng cần
phải xây dựng một cái gì đó xung quanh nhà Toán học “ ngoại cỡ” này nên Viện
nghiên cứu Khoa học cao cấp ra đời. Những nhà nghiên cứu không bị bắt buộc phải
công bố đề tài,và cũng không phải lên lớp. Yêu cầu duy nhất là gì? Ăn sáng và uống
trà chung để tự do trao đổi ý tưởng. Chính thời gian này A.G cùng với các học
trò Michel Demazure, Luc Illusie, Michel Raynaud và Pierre Deligne soạn ra “ Những
yếu tố của hình học đại số”, mà ngôn ngữ và nội dung rất xa lạ khó hiểu, theo
cách nói của những người “ngoại đạo”, đúng là
một thánh đường khái niệm, một hòn đá tảng của đại số hiện đại.
Và sau đó là một sự
đoạn giao. Năm 1966 ông được giải thưởng Field về Toán học, nhưng ông không “bõ
công” đến Maxcơva để lấy. Không phải chỉ vì nước Nga trước kia đuổi cha ông mà
để biểu thị sự phản đối nhà cầm quyền Nga đã bắt Andrei Siniavski và Iouli
Daniel vào trại tập trung vì đã phát hành những ấn phẩm cấm. Năm sau ông đến Việt nam và ở lại đó ba tuần
để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ, và để trao tặng số tiền đấu
giá huy chương Field. Hành động “quá tả”
của ông, theo quan điểm chính quyền Pháp , khiến ông bị sa thải khỏi chức vụ
giáo sư ở trường Đại học. Cũng gần như ngay lúc đó ông phát hiện ra một phần nhỏ
ngân quỷ của Viện nghiên cứu khoa học
cao cấp đến từ Bộ Quốc phòng. “Phần nhỏ “ hay
không đối với người dấn thân thì
đều là lớn!
Năm 1977, “ đầu
óc tự do”, như mọi người gọi ông, nhận được Huy chương Emile-Picard của Viện
Hàn lâm Khoa học ; rồi đến năm 1988 được giải thưởng Crafoord. Ông cũng không
cho đó là điều quan trọng gì. Giải thưởng đầu ông đem biếu cho một học sinh cũ.
còn giải thưởng Craford, vinh quang cho sự nghiệp khoa học thì ông từ chối một cách
rất đơn giản. Số tiền 270.000 dollar , tức là 1,5 triệu franc lúc bây giờ ( tương đương 5 tỷ 400 triệu VND) cũng không
làm ông quan tâm mà chỉ làm ông khó chịu. Và như trong bức thư từ chối mà ông gửi cho Ban Thư ký Viện Hàn lâm Thụy điển,
ông chờ sự phán quyết của thời gian để đánh giá sự phong phú của công trình của
ông, mà tầm vóc của nó không còn nghi ngờ gì nữa.
Nhưng, như trong một cuốn tiểu thuyết, người anh hùng có
nhiều cuộc đới, A.G, nhà Toán học dày dạn
kinh nghiệm, lại đi tiếp con đường của “ nhà bảo vệ môi trường”một cách quyết
liệt. Từ Montpellier trỏ về, ông thành lập nhóm
“ Sông sót hay là sống”. “ Đó là một con người say mê-theo lời kể của
Jean Malgoire-. Bằng cỗ máy 2 mã lực ông đem chúng ta đến nghỉ cuối tuần ở nông
thôn và trình cho chúng ta cái nhìn của ông về môi trường, về cuộc sống giản dị,
về sự từ chối của ông với cuộc sống có điện…Ông mong ước Toán học áp dụng vào
thực tế hàng ngày. Ông đi trước tất cả “. Có thật như thế không? Năm 1991 A.G
không còn thiết tha gì đến sự tiến triển của thế giới khoa học- hay nói gọn là
thế giới - ông rút lui xa hẳn, ẩn mình
trong dãy núi Pyrénée, trong làng Laserre, và múốn đời quên mình đi. Không ai đến
thăm, không quan hệ với ai, đó là quy tắc. Chỉ thỉnh thoảng có sự liên hệ với
thầy giáo cũ. Ông có còn viết không? Malgoire cho rằng “ không nghi ngờ gì nữa,
ông còn viết”. Hàng ngàn trang, vài ý tưởng về Toán học vẫn liên tục đến với
ông “từng đợt”, vài vần thơ tình dục, những bài viết thần bí…”Einstein Pháp này
trông như một người ăn lương tối thiểu. Với thời gian tôi hiểu một cách đơn giản
rằng A.G không chịu đựng được sự tồn tại của cái xấu”, theo lời thổ lộ của
Leila Schneps, người rất gần gũi với nhà Toán học và là thành viên của ê-kip giải
tích đại số của Jussieu .Leila Schneps nói tiếp:“A.G không chấp nhận một sự thật:
có những người có ý định tốt của thế giới nay, vẫn sống chung với nó mà không
làm gì hết.! Ẩn sĩ A.G sẽ nghĩ gì khi
thấy đám đông tập trung tại trung tâm Rabelais de Montpellier ngày thứ tư 17 tháng 12 năm 2014 ? Chiều hôm
đó, nhà Triết học và Viện sĩ Jean-Luc-Marion bỏ không đến dự một cuộc họp quan trọng, và đề
nghị Bertrand Toen thay thế mình. Ông phải
đến dự một cuộc hội thảo do ông tổ chức và thuyết trình. Đề tài của cuộc hội thảo là gì? Là Alexandre
Grothendieck. Trẻ, già, sinh viên khoa Toán hay chỉ đơn giản là những người mới
bước vào Toán học, cả khán phòng đầy kín người, người ta phải mắc thêm một màn ảnh
ở ngoài trời để cho những người không vào được bên trong không bị mất một tiếng
nào trong cuộc hội thảo. Và ngay sau đó, các câu hỏi tập trung vào “kho
vàng”.Theo Toen, chỉ một phần rất nhỏ của những nhà Toán học ngày nay có thể giải
thích được tác phẩm của A.G. Không nghi ngờ gì nữa, những hộp bằng bìa cứng mà
A.G để lại chứa những dữ kiện quyết định . Ai trong các nhà nghiên cứu ở
Princeton có thể thay thế được A.G tạo dựng ra một nền Toán học mới từ “lý thuyết
của những mô-tip và những phạm trù cao cấp” ?.
Bục thờ linh vật
“A.G không tìm cách giải quyết những bài Toán mà chỉ nêu
ra. Đó là điều khó nhất”, theo phân tích của Nikolas Saby, hiện thân của thế hệ
các nhà Toán học mới ở Montpellier.. “ Ông là người sáng tạo ra ngôn ngữ như
Nietzsche đã làm cho tiếng Đức và Du Belley đã làm cho tiếng Pháp.”. Rồi ông
nói tiếp: “Đó là những sai lầm của ông, những nét gạch xóa của ông,, những ngõ
cụt của ông, những tiến trình mà đối với ông là quan trọng để nghiên cứu trong
hàng ngàn bản ghi chép mà ông để lại”. Lại còn vấn đề thừa kế gia tài của ông Nếu
một số hộp bìa cứng nào đó đựng những
tài liệu của ông để lại cho Đại học, thì
những phần còn lại là thuộc quyền thừa kế của năm đứa con mà lâu nay ông không
gặp, trừ lúc cuối đời.
Trong khi chờ đợi hội đồng do Jean Malgoire lãnh đạo phân
phối nhiêm vụ giải mã các tài liệu Toán học của A.G để lại, thì đây là thời điểm của “ tục thờ linh vật” trên khuôn
viên Đại học Montpellier. Ở thư viện một số sinh viên thử sắp xếp lại những phiếu
mà nhà Toán học đã ghi vẫn còn dấu vết
trong một số sách của ông ta. Đối với Bertrand Toen, sự hâm mộ này báo hiệu một
điều rất tốt lành vì Toán học rất cần những người nhiệt tình, say mê như thế./.
(Trong Le Point 19/ 2/2015) PHAN THANH QUANG
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
BỒI HỒI NHỚ LẠI..
BỖNG TỪ NƠI SÂU THẲM VỌNG LÊN NỖI NHỚ...
Hôm nay tôi trở về thăm Trường cũ
Vườn đó trường đây người cũ đâu rồi???
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
Chuyện KHÓA KHÔNG ĐHBK Hà Nội
CHUYỆN KHÓA KHÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (HÀ NỘI)
Bất kỳ một tổ chức huấn
luyện, đào tạo nào cũng thường đánh số thứ tự những thành viên đã trưởng thành
từ cái nôi đào tạo của tổ chức mình: Sinh viên khóa 4 trường X, Học viên khóa 15
Viện T v..v..
Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội cũng vậy: Từ những Cụ sinh viên khóa 1, khóa 2 vào trường từ những năm
1956, 1957 và tốt nghiệp ra trường năm 1961, 1962…nếu chưa đi chơi xa không về
thì cũng đã nghỉ hưu từ hàng chục năm nay cho đến các khóa cháu chắt như khóa 57,
58, 59, 60 đang ríu rít chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập trường và cả vài
nghìn cô cậu đang náo nức chờ khoác cho mình danh hiệu: ĐHBK HN khóa 61.
Thế nhưng ở ĐHBK HN còn có
một lớp người đặc biệt: Các cụ khóa không – KHÓA 0. Thế là thế nào?
Trước hết, phải nói rằng tên
gọi khóa 0 có hai điểm sai cơ bản.
-
Điểm sai thứ nhất
làỉ có bằng cấp mà không có kiến thức: Khóa 0 gồm và chỉ gồm những
người được cử về công tác ở trường ĐHBK trước ngày 15/10/1956, nghĩa là trước
ngày có quyết định chính thức thành lập trường, vậy rõ ràng họ đều không được
đào tạo từ ĐHBK Hà Nội và không thể xem là một “khóa” nào của ĐHBK HN cả.
-
Điểm sai thứ hai
là về mặt toán học: Trong tập hợp số nguyên thì số không liền kề trước số 1.
Nếu khóa 1 tốt nghiệp ra trường năm 1961 thì khóa 0 tốt nghiệp ra trường năm …
1960, và đương nhiên các giảng viên khóa 0 không thể nào lên lớp dạy cho sinh
viên khóa 1 từ năm 1956.
Cái tên gọi sai lè lè như
vậy, vô lý như vậy nhưng đã 60 năm qua mọi người – cả trong trường BK và cả
ngoài xã hội – dều chấp nhận và sử dụng một cách vui vẻ, trân trọng và có chút
tự hào.
Tại sao vậy? Là vì tên gọi
khóa 0 đã gắn chặt những người cán bộ khóa 0 với trường ĐHBK thân yêu, thể hiện
sự trân trọng đối với nhứng “công thần mở lối” của trường, xem họ là một bộ
phận gắn liền không thể tách rời của nhà trường.
Vậy khóa 0 ĐHBK HN dùng để
chỉ những ai? Kể ra cũng không nhiều lắm, và đến nay còn lại thì thực cũng rất
ít.
Sau khi hòa bình lập lại ở
Miền Bắc năm 1954, cùng với việc củng cố xây dựng lại hai trường ĐH Y – Dược và
ĐH Sư phạm trên cơ sở những tổ chức đào tạo đã có trong vùng kháng chiến cũ và
mới tiếp quản từ vùng tạm chiếm, Đảng và Nhà nước chủ trương chuẩn bị thành lập
một số trường Đại học: Tổng hợp, Bách khoa, Nông Lâm, và Kinh tê Tài chính.
Tháng 3/1956, Bộ Giáo dục ra
quyết định thành lập Ban Tổ chức trường Đại học chuyên nghiệp Bách khoa, trực
thuộc Vụ Giáo dục Đại học và chuyên nghiệp, do Ông Hoàng Xuân Tùy, một sĩ quan
chính trị cao cấp đã có qua đào tạo về kỹ thuật, làm Trưởng ban và bộ phận công
tác gồm 9 người đảm nhiệm mọi việc tổ chức, hành chính, tài vụ - chưa hề có cán
bộ, nhân viên nào thuộc mảng công tác chuyên môn, giảng dạy.
Mãi đến ngày 1/7/1956 Bộ Giáo
dục mới quyết định cử 28 giảng viên đầu tiên về chuẩn bị thành lập các Bộ môn :
Toán (13 người), Vật Lý (8 người) Hóa (5 người) và Địa chất (2 người). Họ là sinh
viên từ các nguồn: Sư phạm Cao cấp và Khoa học cơ bản ở Khu Học xã Nam Ninh, Dự
bị đại học rồi Sư phạm cao cấp Liên khu IV vùng kháng chiến cũ, Đại học sư phạm
và Đại học khoa học thuộc Viên Đại học Hà Nội trong cùng tạm chiếm cũ, tốt
nghiệp năm 1955 nhưng Bộ không phân công công tác ngay như các bạn cùng khóa mà
giữ lại, tổ chức mời các giáo sư tốt nhất trong nước có thể huy động trong thời
đó để bồi dưỡng liên tục 3 kỳ học trong 1 năm về các lĩnh vực: Triết học Mác Lê
Nin – GS Trần Văn Giàu và GS Hoàng Xuân Nhị, Nguyên lý Giáo dục học – GS Cao
Xuân Huy, Toán – GS Lê Văn Thiêm và GS Nguyễn Thúc Hào, Vật lý – GS Vũ Như Canh
và GS Ngụy như Kontum. Một vài cán bộ cao cấp trong chính phủ đồng thời là
những nhà khoa học, sử học lớn như Tạ Quang Bửu, Trần Huy Liệu …cũng tổ chức
những báo cáo chuyên đề cho khóa đào tạo đặc biệt đó.
Tiếp ngay sau đó bổ sung thêm
1 kỹ sư ở Cục công binh (Nguyễn Sanh Dạn), 1 kỹ sư ở Tổng Cục địa chất (Nguyễn
Văn Chiển), 3 kỹ sư Việt kiều ở Pháp (Lê Tâm, Nguyễn Như Kim, Lê Bảo) và 2 kỹ sư được cử đi đào tạo ở Liên Xô cũ mới về (Phạm Đồng Điện, Nguyễn Đức
Thừa) và 1 phiên dịch tiếng Nga (Nguyễn Bá Hưng – từ học viện ngoại ngữ Bắc
kinh). Còn có 4 cán bộ chính trị quân đội được chuyển ngành về, chuẩn bị cho
các môn giáo dục chính trị (nhưng sau đã chuyển đi nới khác).
Những người trong số 12 người này ở lại lâu dài cùng
với 28 người ở các bộ môn Toán, Lý, Hóa nói trên lập thành đội ngũ cán bộ giảng
dạy khóa 0 của Trường (thời đó chưa có hệ thống chức danh giảng viên nên người
đi dạy gọi chung là cán bộ giảng dạy)– và chỉ có họ mới đúng là khóa không của
Đại học Bách khoa (Hà Nội).
Tháng 8 năm 1956 những cán bộ
giảng dạy và công nhân viên khóa 0 đó – bao gồm cả 2 đồng chí bảo vệ và 3 cô
cấp dưỡng, đã đóng cửa niêm phong khu vực trường (khi đó chỉ gồm nhà D, nhà E
và nhà F) để cơm đùm cơm nắm, bắt tuyến xe điện leng keng lên tổ chức thi tuyển
sinh khóa 1 tại trường Trung học Trưng Vương ở Phố Hàng Bài.
Thế mà đã 60 năm!
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
LẠI MỘT KẺ RA ĐI...
VĨNH BIỆT NHÉ!
ĐẶNG NGHIÊM HOÀNH, MỘT ĐỜI TÀI HOA...
Ban liên lạc Lớp cựu học sinh Hùng Vương - Văn Bán, Phú Thọ, khóa 1952 vô cùng thương tiếc báo tin:
Bạn Đặng Nghiêm Hoành, sinh ngày 24/11/1934 đã qua đời ngày 14/4/2016 hưởng thọ 82 tuổi.
Tang lễ cử hành ngày 20/4/2016 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, phố Trần Thánh Tông.
Các bạn bè trong nhóm có mặt tại Hà Nội: Nhạn, Quốc Sơn, Thanh Sơn, Giám, Đô, Hồng Mai ... cùng các nàng dâu: Thanh (Lân), Hương (Vị) ... đã đến tiễn đưa
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Rulate!
KHÚC CA NGÀY ẤY...
Nửa thế kỷ trước, trên đất nước mịt mù khói đạn chiến tranh, ở một vùng rừng núi xa xôi đêm đêm bên ngọn lửa bập bùng vẫn vang lên những khúc nhạc với lời ca...tiếng Nga, tiếng Việt, tiếng Tày vô tư, trong sáng, yêu đời:
H8 bên bờ sông Kỳ cùng...
Những ai còn nhớ bài hát Rulate, dân ca Phần Lan
Lời Nga: Pулатэ
Pула тэ Pула тэ Pула тэ Pула
Pула тэ Pула тэ Pула ла ла
Pула тэ Pула тэ Pула тэ Pула
Pула тэ Pула тэ Pула ла ла
Если
к другому уходит невеста
Tо
неизвесно кому поверло
Dịch: Rulate !!!
Nếu bạn gái bỏ đi theo kẻ khác
Nào biết đâu ai là kẻ gặp may!
Lời Tày: Tởi tẻo đay lai!
Dù xừ mì bát mí mì ca lăng hử kin lèng,
Oóc pay khửn lỉnh lai, Phạ ôi mốc giác lai!
Dù xừ mì bát mí mì ca lăng hử kin ngài
Vằn lừ tu cáy tu mò tởi tẻo đay lai!
Dịch: Đời lại đẹp sao!
Dù rằng có lúc chẳng có gì mà ăn sang,
Ra ngoài lên dốc nhiều, Trời ơi đói bụng quá!
Dù rằng có lúc chẳng có gì mà ăn trưa,
Ngày kia thịt gà thịt bò đời lại đẹp thay!
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016
Chè xanh Xứ Nghệ
CHÈ XANH
XỨ NGHỆ
Thị trường thế giới và Việt Nam đã và đang tràn ngập hàng chục ngàn thương hiệu trà - trong bài này ta chỉ nói đến thứ trà /chè sử dụng chủ yếu nguyên liệu từ lá cây chè một loại cây có tên khoa học là Camellia sinensis, họ Chè, THEACEAE. Nào là (chè) trà Tầu hay trà “xanh” - Trung quốc, Nhật bản, Đài loan, HongKong, Singapore...và tất nhiên là Việt Nam rồi trà đen Ceylan (SriLanka), Assam, trà Nga, trà Anh, trà sữa ngựa, sữa dê của người Turkestan, Uzbekistan...
Tuy cách chế biến có thể hòan tòan khác nhau, tạo ra những sản phẩm có hương vị, tác dụng khác nhau nhưng tất cả các loại trà/chè đó đều dử dụng búp chè non, sấy ủ và cho lên men theo những qui trình, bí quyết khác nhau.
Gần đây, thị trường Việt Nam rộ lên quảng cáo các loại Trà xanh Không độ, Trà xanh Wonderfarm, Trà xanh mật ong Pure green ...nghe giới thiệu là sử dụng lá chè xanh thiên nhiên không qua lên men.
Tuy nhiên tất cả các loại chè, các thương hiệu chè ấy đều là loại trà “quý tộc” ở một khía cạnh nào đó không thể nào so sánh được với cái thứ “nác chè xanh vừa lành vừa mát” đã gắn bó với hàng trăm thế hệ của người nông dân Việt Nam.
Thị trường thế giới và Việt Nam đã và đang tràn ngập hàng chục ngàn thương hiệu trà - trong bài này ta chỉ nói đến thứ trà /chè sử dụng chủ yếu nguyên liệu từ lá cây chè một loại cây có tên khoa học là Camellia sinensis, họ Chè, THEACEAE. Nào là (chè) trà Tầu hay trà “xanh” - Trung quốc, Nhật bản, Đài loan, HongKong, Singapore...và tất nhiên là Việt Nam rồi trà đen Ceylan (SriLanka), Assam, trà Nga, trà Anh, trà sữa ngựa, sữa dê của người Turkestan, Uzbekistan...
Tuy cách chế biến có thể hòan tòan khác nhau, tạo ra những sản phẩm có hương vị, tác dụng khác nhau nhưng tất cả các loại trà/chè đó đều dử dụng búp chè non, sấy ủ và cho lên men theo những qui trình, bí quyết khác nhau.
Gần đây, thị trường Việt Nam rộ lên quảng cáo các loại Trà xanh Không độ, Trà xanh Wonderfarm, Trà xanh mật ong Pure green ...nghe giới thiệu là sử dụng lá chè xanh thiên nhiên không qua lên men.
Tuy nhiên tất cả các loại chè, các thương hiệu chè ấy đều là loại trà “quý tộc” ở một khía cạnh nào đó không thể nào so sánh được với cái thứ “nác chè xanh vừa lành vừa mát” đã gắn bó với hàng trăm thế hệ của người nông dân Việt Nam.
Những đêm mùa hè, nếu có dịp ghé lại một thôn xóm vùng Xứ Nghệ (Nghệ Tĩnh) quê tôi các bạn sẽ được chứng kiến - và có thể tham dự - một loại hình sinh hoạt thôn xóm rất độc đáo. Khỏang 9 - 10 giờ đêm nghe tiếng gọi qua bờ rào : “Mời Ông, Bà ....sang uống nác mới” . Và thế là từ các cụ già, các ông bà sồn sồn đến lũ trẻ em kéo nhau sang nhà chủ nhân - người đã đi quanh xóm thông báo lời mời. (Tôi có chú ý thấy đám thanh niên 18, 20 thường ít tham dự những buổi uống nước chè như thế này). Ai mời ? Tập hợp uống nước ở nhà ai? - Hoàn toàn không có qui định nào cả! Nhưng thông thường, không phải ai cũng có thể đứng ra mời mà phần nhiều là các gia đình “có vai vế” trong xóm luân phiên nhau đứng ra “đăng cai” những buổi uống nước như vậy. Buổi uống nước như là một buổi sinh hoạt câu lạc bộ hòan tòan tự nguyện, chủ nhà có rổ khoai luộc mang ra “chiêu đãi”, khách đến tham dự có mớ lạc, mấy bắp ngô luộc cũng có thể mang sang mời bà con. Và quanh nồi nước chè xanh trên bếp lửa hồng chuyện trò trên trời dưới đất râm ran mãi đến khuya khi tàn ấm nước.
Ở những xã vùng bán sơn địa xứ Nghệ, vườn tược rộng rãi, hầu như nhà nào cũng có một khỏanh vườn trồng chè. Nhà miệt dưới, đất đai chật hẹp hơn thì dọc bờ rào từ cổng vào nhà thường cũng trồng hai hàng chè xanh để tự cung cấp một phần cho nhu cầu gia đình.
Chè xanh sử dụng nguyên lá chè loại “bánh tẻ” không già quá, uống có vị quá chat nhưng cũng không non quá vị không đậm và không “được nước".
Có hai cách “pha chè”.
* Trong những buổi hội họp người ta nấu nước chè trong các nồi bộng - loại nồi to bằng đất nung mỏng tang của làng Chợ Bộng. Chọn kỹ lá chè không sâu không rách, vò qua ( không vò nát quá ) rồi khi nước sôi già thì bỏ lá chè vào. Chờ khi sôi lại, dung gáo dừa vớt lớt bọt nổi bên trên đổ đi và nhấn chìm lá chè xuống cho sôi thêm 15 - 20 phút thì hạ lửa xuống cho sôi liu riu và múc nước đổ ra bát: đấy là nước một hay nước mộc. Đổ thêm một lượt nước lã, đun lửa nhỏ cho đến khi sôi lại một lúc là được nước hai, đây mới là nước ngon nhất - nước cốt. Những nhà “có” ở vùng có trồng mía thường mang mật mía ( loại mật tự sản xuất, không thể cô lại thành đường phên, đường bánh) ra mời bà con ai thích thì cho thêm một vài thìa nhỏ cho “dậy mùi” và nghe nói là còn có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh gỉ bệnh gì ấy! Hết nước nhì, có thể pha thêm nước lã để đun sôi uống nước ba ( nước này thường được nói trong câu ví : Chè hâm lại, Gái ngủ trưa ). Bã chè vớt ra rổ, nhiều thì phơi khô để dành nấu nước tắm trẻ em chống lở ghẻ, rửa tay sau khi làm cá làm mực, hay tắm chữa ghẻ cho trâu bò.
Nấu cơm còn có thể đun rơm đun rạ nhưng nấu nước chè tươi thì tối kỵ vì nước sẽ bị “oi khói”. Người ta thường dung củi sim củi mua củi “đuôi chồn” là các loại cây bụi mọc hoang ở sườn đồi ven rừng , về sau này có thể dung củi bạch đàn nhưng tốt nhất là dung gốc tre. (Hàng năm sau khi đẵn tre vườn để dùng hay bán, cuối năm người ta thường đào gốc tre lấy chỗ cho măng mọc, gốc tre tích trữ lại là một loại chất đốt rất quý để nấu bánh tét hoặc thỉnh thỏang đun nước chè)
Nước chè xanh không uống trong chén trong tách mà dùng bát đàn, một loại bát sành men thô, lớn hơn bát ăn cơm một chút, người uống vừa thổi vừa sì sụp húp vòng quanh. Hồi tôi còn bé còn có loại bát sành mộc chuyên dung uống nước chè gọi là cái “gùa” nhưng về sau này không thấy đâu có nữa, có lẽ không ai sản xuất.
Hương chè tươi ngát và nồng nàn, không loại trà tàu nào sánh được, hít một hơi hương chè tươi ta cảm thấy như mình đang đứng giữa thiên nhiên phóng khóang. Mùi hương đó có tác dụng kích thích con người ta hoạt bát tươi tỉnh hẳn lên : chuyện “trạng” ra ào ào suốt đêm tỉnh như sao. Chè tươi cũng có vị chat, uống vào dư vị ngòn ngọt mãi không hết, ăn củ khoai lang - nhất là khoai lùi - hay “sang hơn” cắn miếng kẹo Cu Đơ rồi làm ngụm chè tươi thì tưởng như không còn mỹ vị nào trên đời hơn được.
Cái tục lệ đêm đêm cả xóm tụ tập uống chè tươi âu cũng là một tập tục làm gắn bó tình làng nghĩa xóm, làm cho những người con xứ Nghệ dù đi đâu, ở đâu chân trời góc biển xa quê hàng chục năm trời cũng không bao giờ quên được niềm vui giản dị của quê hương.
* Trong những buổi hội họp người ta nấu nước chè trong các nồi bộng - loại nồi to bằng đất nung mỏng tang của làng Chợ Bộng. Chọn kỹ lá chè không sâu không rách, vò qua ( không vò nát quá ) rồi khi nước sôi già thì bỏ lá chè vào. Chờ khi sôi lại, dung gáo dừa vớt lớt bọt nổi bên trên đổ đi và nhấn chìm lá chè xuống cho sôi thêm 15 - 20 phút thì hạ lửa xuống cho sôi liu riu và múc nước đổ ra bát: đấy là nước một hay nước mộc. Đổ thêm một lượt nước lã, đun lửa nhỏ cho đến khi sôi lại một lúc là được nước hai, đây mới là nước ngon nhất - nước cốt. Những nhà “có” ở vùng có trồng mía thường mang mật mía ( loại mật tự sản xuất, không thể cô lại thành đường phên, đường bánh) ra mời bà con ai thích thì cho thêm một vài thìa nhỏ cho “dậy mùi” và nghe nói là còn có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh gỉ bệnh gì ấy! Hết nước nhì, có thể pha thêm nước lã để đun sôi uống nước ba ( nước này thường được nói trong câu ví : Chè hâm lại, Gái ngủ trưa ). Bã chè vớt ra rổ, nhiều thì phơi khô để dành nấu nước tắm trẻ em chống lở ghẻ, rửa tay sau khi làm cá làm mực, hay tắm chữa ghẻ cho trâu bò.
Nấu cơm còn có thể đun rơm đun rạ nhưng nấu nước chè tươi thì tối kỵ vì nước sẽ bị “oi khói”. Người ta thường dung củi sim củi mua củi “đuôi chồn” là các loại cây bụi mọc hoang ở sườn đồi ven rừng , về sau này có thể dung củi bạch đàn nhưng tốt nhất là dung gốc tre. (Hàng năm sau khi đẵn tre vườn để dùng hay bán, cuối năm người ta thường đào gốc tre lấy chỗ cho măng mọc, gốc tre tích trữ lại là một loại chất đốt rất quý để nấu bánh tét hoặc thỉnh thỏang đun nước chè)
Nước chè xanh không uống trong chén trong tách mà dùng bát đàn, một loại bát sành men thô, lớn hơn bát ăn cơm một chút, người uống vừa thổi vừa sì sụp húp vòng quanh. Hồi tôi còn bé còn có loại bát sành mộc chuyên dung uống nước chè gọi là cái “gùa” nhưng về sau này không thấy đâu có nữa, có lẽ không ai sản xuất.
Hương chè tươi ngát và nồng nàn, không loại trà tàu nào sánh được, hít một hơi hương chè tươi ta cảm thấy như mình đang đứng giữa thiên nhiên phóng khóang. Mùi hương đó có tác dụng kích thích con người ta hoạt bát tươi tỉnh hẳn lên : chuyện “trạng” ra ào ào suốt đêm tỉnh như sao. Chè tươi cũng có vị chat, uống vào dư vị ngòn ngọt mãi không hết, ăn củ khoai lang - nhất là khoai lùi - hay “sang hơn” cắn miếng kẹo Cu Đơ rồi làm ngụm chè tươi thì tưởng như không còn mỹ vị nào trên đời hơn được.
Cái tục lệ đêm đêm cả xóm tụ tập uống chè tươi âu cũng là một tập tục làm gắn bó tình làng nghĩa xóm, làm cho những người con xứ Nghệ dù đi đâu, ở đâu chân trời góc biển xa quê hàng chục năm trời cũng không bao giờ quên được niềm vui giản dị của quê hương.
* Một cách uống chè xanh thứ hai,
giống như kiểu uống chè xanh miền Bắc thường sử dụng trong các gia đình : người
ta hãm chè chứ không nấu chè. Chọn lá chè ( thường non hơn chè tươi nấu một
chút), vò nhẹ cho hơi dập lá, cho vào ấm tích rồi ủ vào giỏ. Giỏ tích thường
đan bằng tre, có lớp lót bong để giữ nhiệt độ. Miền biển người ta dung vỏ quả
dừa khô, cưa một phần làm nắp nạo hết ruột bên trong giữ lại phần xơ để làm giỏ
tích, nhiều giỏ tích bằng vỏ dừa trang trí nghệ thuật rất công phu. Nước chè
hãm trong ấm tích có thể để dành uống cả ngày, hết lại cho nước sôi vào uống
được hai ba nước: Ăn cơm xong. Làm bát nước chè, khách khứa vào nhà, với cái ấm
tích rót bát nước làm đầu câu chuyện...
Ngày nay, công nghiệp hóa, bao nhiêu cách chế biến mới, bao nhiệu thương hiệu chè xanh ra đời. Khoa học hiện đại nghiên cứu ra bao nhiêu là tác dụng của chè xanh, chè tươi, nào là chống ung thư (!), nào là giảm Cholesterol v..v..các nhãn hiệu trà xanh “trở về với thiên nhiên” quảng cáo khắp nơi.
Nhưng trong lòng những kẻ tha hương như tôi không bao giờ quên được những buổi uống nước chè đơn sơ mộc mạc ngày xưa. Quả thực uống chè tươi ngày ấy đối với dân Xứ Nghệ chúng tôi - miền đất nghèo sỏi đá phơi dưới gió Lào - là một phương thuốc bổ tinh thần vô giá: không biết có chống được ung thư, có giảm được cholesterol hay không nhưng rõ ràng nó là phương thuốc tăng lực, tăng ý chí cho những người con dân xứ Nghệ trên mọi nẻo đường???
Ngày nay, công nghiệp hóa, bao nhiêu cách chế biến mới, bao nhiệu thương hiệu chè xanh ra đời. Khoa học hiện đại nghiên cứu ra bao nhiêu là tác dụng của chè xanh, chè tươi, nào là chống ung thư (!), nào là giảm Cholesterol v..v..các nhãn hiệu trà xanh “trở về với thiên nhiên” quảng cáo khắp nơi.
Nhưng trong lòng những kẻ tha hương như tôi không bao giờ quên được những buổi uống nước chè đơn sơ mộc mạc ngày xưa. Quả thực uống chè tươi ngày ấy đối với dân Xứ Nghệ chúng tôi - miền đất nghèo sỏi đá phơi dưới gió Lào - là một phương thuốc bổ tinh thần vô giá: không biết có chống được ung thư, có giảm được cholesterol hay không nhưng rõ ràng nó là phương thuốc tăng lực, tăng ý chí cho những người con dân xứ Nghệ trên mọi nẻo đường???
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
Bài ca nịnh Bu nó (băng cassette gửi từ Tananarive về Hà nội- ngày 14/2/1983)
... Ce jour là est fait pour nous deux
Un instant je ferme les yeux
Tu me fredonne
Mieux que personne
La chanson tendre
Que j'aime entendre
Ngày hôm đó là dành cho đôi ta
Trong giây lát em nhắm mắt lại
Anh khe khẽ hát cho em nghe
Bài ca dịu êm mà em yêu thích
***
Roule s'enroule ma vie à la tienne
Roule s'enroule ta chance à la mienne...
Coule s' écoule
Tendre tendresse
Que ie ne cesse de croire en toi...
Cuộc đời của em cuốn vào cuộc đời của anh
Số phận của anh cuốn vào số phận của em
Dịu êm dâng trào cuồn cuộn
Và không bao giờ em lại hết tin anh
Un instant je ferme les yeux
Tu me fredonne
Mieux que personne
La chanson tendre
Que j'aime entendre
Ngày hôm đó là dành cho đôi ta
Trong giây lát em nhắm mắt lại
Anh khe khẽ hát cho em nghe
Bài ca dịu êm mà em yêu thích
***
Roule s'enroule ma vie à la tienne
Roule s'enroule ta chance à la mienne...
Coule s' écoule
Tendre tendresse
Que ie ne cesse de croire en toi...
Cuộc đời của em cuốn vào cuộc đời của anh
Số phận của anh cuốn vào số phận của em
Dịu êm dâng trào cuồn cuộn
Và không bao giờ em lại hết tin anh
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016
CHÀO XUÂN BÍNH THÂN!
Ai cho ta tìm lại được những mùa Xuân ấy
Vất vả khó khăn nhưng trong sáng tuyệt vời
Những mùa Xuân in đậm dấu trong đời
Năm tháng trôi đi: Xuân vẫn còn mãi mãi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)